Hãy để vị “cá mập” Kevin O’Leary nỏi tiếng của Shark Tank Mỹ dạy bạn cách làm giàu: Đừng bao giờ tập trung vào việc kiếm tiền, hướng tới sự tự do cá nhân mới là điều quan trọng nhất.
Kevin O’Leary, một trong các
Hãy để vị “cá mập” Kevin O’Leary nỏi tiếng của Shark Tank Mỹ dạy bạn cách làm giàu: Đừng bao giờ tập trung vào việc kiếm tiền, hướng tới sự tự do cá nhân mới là điều quan trọng nhất.
Kevin O’Leary, một trong các doanh nhân trong chương trình Shark Tank của Mỹ không những là nhà tư vấn cho hàng trăm doanh nhân đầy tham vọng và uy tín mà còn là người tiết kiệm đến mức kinh ngạc.
Theo CNBC, bên ngoài chương trình Shark Tank, ông Kevin O’Leary còn là doanh nhân thành công người Canada hiện sở hữu khối tài sản trị giá 400 triệu USD.
Năm 1986, ông thành lập Softkey Software Products, công ty sau này được đổi tên thành The Learning Company. O’Leary phát triển Softkey thành doanh nghiệp lớn mạnh và cùng với 9 nhà đồng sáng lập khác. Sau đó, ông bán doanh nghiệp cho Mattel Toy Company với giá 4,2 tỉ USD năm 1999.
Trân trọng giá trị đồng tiền
Kevin O’Leary là một doanh nhân người Canada. Ông từng là “cá mập” nổi tiếng góp mặt trong chương trình Shark Tank của Mỹ. Tuy hiện sở hữu khối tài sản lên tới 400 triệu USD, đủ khả năng để vung tiền cho những thứ đắt tiền nhất thế giới nhưng triệu phú 67 tuổi vẫn tiết kiệm tiền bằng cách mua sắm tại Walmart.
Đầu tuần này, Kevin O’Leary đã đăng video về chuyến mua sắm gần đây nhất của mình tại Walmart lên Instagram. Trong video, đeo khẩu trang để phòng dịch và cũng để tránh bị mọi người nhận ra.
Lý do khiến vị triệu phú chọn mua sắm tại Walmart cũng giống bao người thường khác: Đây là “thiên đường” của các ưu đãi, giảm giá.
“Các bạn đoán xem tôi đang ở đâu? Walmart. Tại sao ư? Vì ở đây có rất nhiều deal hời”, Kevin O’Leary nói.
Sau đó, ông quay camera lại, cho mọi người thấy giỏ hàng của mình, bao gồm các sản phẩm bình dân như bánh mì ăn kiêng, gà nướng, một số thực phẩm để nấu ăn và một chiếc quần jeans giá chỉ 20USD. Cuối video, ông không quên nhắc mọi người luôn đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng.
Kevin O’Leary viết chú thích trên Instagram: “Mẹ tôi đã dạy tôi bài học vô cùng quan trọng khi tôi còn là một cậu thiếu niên. Đó là ‘Đừng bao giờ lãng phí tiền bạc, nếu không, một ngày nào đó bạn sẽ chẳng còn đồng nào mà tiêu”.
Đây là lý do tại sao tôi vẫn mua sắm tại Walmart. Tôi muốn trân trọng từng đồng tiền của mình. Tôi đã mua được một chiếc quần jeans với giá 20USD. Tôi sẽ trông như một fashionista cho mà xem”. Bài viết của ông nhận được gần 140.000 lượt thích và hàng trăm bình luận đồng tình.
Chia sẻ với CNBC, Kevin O’Leary nói: “Tôi rất ghét việc lãng phí tiền bạc. Không hiểu tại sao mọi người lại làm như vậy. Kiếm tiền là việc rất khó khăn. Tôi không cảm thấy xấu hổ khi mua sắm tại Walmart.
Tôi hoàn toàn có thể đến một cửa hàng cao cấp và mua gà quay với giá cao hơn 40%. Nhưng nó cũng chỉ là gà quay mà thôi. Tại sao phải bỏ ra số tiền lớn hơn hẳn? Tôi vẫn thích lái xe đến Walmart và mua gà giá 5 USD ở đó hơn”.
O’Leary cho biết ông đặc biệt thích khu hàng tạp hóa và đồ ăn chế biến sẵn của các siêu thị, thậm chí thích khu này nhiều hơn các cửa hàng cung cấp thực phẩm cao cấp.
Đối với Kevin O’Leary, việc lãng phí tiền bạc nhất là mua quần áo và giày dép đắt tiền. “Mua một chiếc áo khoác Chanel – thứ có thể sử dụng đến cuối đời, cũng tốt thôi nhưng theo quan điểm của tôi, việc chi nhiều tiền cho những thứ cơ bản như quần jeans và áo phông là tệ hại. Tôi mặc quần jeans 20 USD mua ở Walmart mà vẫn cảm thấy rất ổn”, ông chia sẻ.
Tuy hay mua đồ bình dân nhưng có một món đồ mà Kevin O’Leary sẽ không mua ở siêu thị thông thường. Đó là quần lót. “Tôi thường mua của một công ty sản xuất đồ lót thủ công của Thụy Sĩ. Mỗi chiếc có giá tới 120USD”.
Kevin O’Leary vẫn luôn dạy các con phải trân trọng giá trị của đồng tiền. Ông nói rằng việc tiết kiệm, dù là số tiền nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ đem lại kết quả không ngờ.
“Điều đó cho thấy rằng bạn hiểu giá trị của tiền bạc và khôn ngoan. Khi tiết kiệm đủ, bạn có thể đem khoản tiền tiếp theo đi đầu tư. Lợi nhuận thu được hãy để dành sau này sử dụng”, Kevin O’Leary chia sẻ.
Ông nhớ lại ngày sau khi bán công ty riêng. Ông và các nhà đồng sáng lập bỗng nhiên giàu có. Triệu phú mới có thể tậu ngay một chiếc du thuyền hoặc du lịch vòng quanh thế giới, song Kevin O’Leary lại không làm thế.
“Chúng tôi đã làm gì? Chúng tôi quay lại làm việc, chúng tôi không biết gì khác”, ông Kevin O’Leary chia sẻ.
Ông giải thích rằng khởi nghiệp là “một cuộc hành trình”. Đôi khi nó kết thúc với thanh khoản, giúp bạn xây dựng sự tự do cá nhân, và đó chính là điều bạn nên tập trung vào.
“Tôi không cần thêm tiền. Tôi chỉ muốn làm những điều tôi muốn trong cuộc sống, và tiền cho phép tôi làm thế. Tôi nói với mọi doanh nhân rằng đừng tập trung vào tiền. Lòng tham không phải là vấn đề ở đây, mà là tự do cá nhân”, ông Kevin O’Leary chia sẻ.
Thành công là gì?
Dù tài sản hiện tại khủng như của tỷ phú Jeff Bezos hay Richard Branson có vẻ như đã đủ để giúp một người trở thành ông chủ của riêng họ, đây vẫn không là mục đích của chuyện khởi nghiệp, kinh doanh. “Bạn không làm ăn vì lòng tham tiền bạc. Chuyện giàu có ở Mỹ có ý nghĩa gì? Nó có nghĩa là bạn được tự do, đó là điều quan trọng”, doanh nhân “Shark Tank” nói.
Ông lớn lên với niềm đam mê nhiếp ảnh, có lúc thậm chí còn muốn làm nhiếp ảnh gia toàn thời gian. Song do tính cạnh tranh của nghề nghiệp này, cha Kevin O’Leary khuyên ông nên học cách điều hành doanh nghiệp trước.
Vì thế, Kevin O’Leary đi học thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Trường Kinh doanh Ivey tại Đại học Western, sau đó theo đuổi con đường này. Giờ đây, thành công trong kinh doanh giúp ông có sự tự do theo đuổi nghề nhiếp ảnh.
Ông O’Leary cho hay: “Bây giờ, nhờ tự do cá nhân, tôi có bộ sưu tập lớn máy ảnh từ hiệu Leica đến Nikon, Canon và tất cả các loại ống kính mà họ sản xuất. Theo một cách nào đó, đấy là vòng tròn đầy đủ. Tôi làm những gì tôi muốn vì tôi thành công ở một lĩnh vực khác. Đó là điều tuyệt vời về tinh thần doanh nhân: Bạn có thể theo đuổi ước mơ của mình”.
Thực tế, nhiều doanh nhân thành đạt đã và đang khuyên về chuyện không chú ý đến tiền. Đơn cử, nhà sáng lập Virgin Group, tỉ phú Richard Branson, từng cho rằng thành công thực sự không được đo lường từ mức độ giàu có của bạn, mà từ mức độ hạnh phúc.
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett thì nói rằng ông đo lường thành công cá nhân bằng số người yêu mến ông.
“Việc theo đuổi thành công là để có tự do cá nhân, để giúp đỡ gia đình bạn và tạo điều kiện để bạn làm điều mình muốn trong cuộc đời. Đó là món quà tuyệt vời của việc kinh doanh”, ông Kevin O’Leary kết luận.
Không để lại tài sản cho con
Doanh nhân người Canada, Kevin O’Leary, chủ tịch của O’Shares ETFs đồng thời là giám khảo của trên chương trình mới của CNBC “Money Court”, đã chia sẻ quan điểm không có ý định để lại khối tài sản kếch xù cho con cái của mình.
Trên thực tế, O’Leary không có kế hoạch để lại bất kỳ tài sản thừa kế nào cho các con của mình, ông nói với CNBC Make It. Thay vào đó, ông sử dụng sự giàu có của mình để tạo niềm tin trong việc chăm sóc gia đình – nhưng chỉ ở một mức độ nhất định.
Khi Kevin O’ Leary kiếm được khoản tiền đáng kể đầu tiên, “Tôi đã ngồi lại với những người lập kế hoạch di sản và xây dựng một quỹ tín thác bỏ qua thế hệ (generational skipping trust), nội dung là sẽ chỉ chu cấp cho các con tôi từ khi chúng sinh ra cho đến ngày cuối cùng tại trường đại học và sau đó chúng sẽ không nhận được bất cứ điều gì nữa”, Kevin O’Leary nói.
Trước đó, trong một bài phỏng vấn vào năm 2013, khi được hỏi về việc đã dạy con cái những gì về tiền bạc, Kevin O’Leary cũng đã có những chia sẻ tương tự:
“Tôi không có ý định cho các con mình thừa hưởng bất kỳ tài sản nào của mình. Chúng luôn ý thức được rằng khi việc học hành của chúng kết thúc, tôi sẽ đẩy chúng ra khỏi tổ.
Con chim mà bạn nhìn thấy nó chết trong tổ là con chim không nghĩ đến tương lai rằng một lúc nào đó, cha mẹ sẽ ngừng cho nó ăn. Nghe hơi trần trụi nhưng đó là sự thật. Bạn cần trang bị đầy đủ cho con cái của mình để chúng có thể bắt đầu cuộc sống của riêng chúng một cách độc lập.
Tôi luôn nói với các bậc cha mẹ giàu có rằng nếu họ không đuổi con mình ra khỏi nhà và đặt chúng dưới áp lực của thế giới thực, chúng sẽ rất khó để thoát ra khỏi vùng an toàn, và sẽ trở thành những người lớn không thành công.”
Khi được hỏi rằng điều đó có nghĩa là ông sẽ không mua cho con cái một ngôi nhà với tiền của mình, Kevin O’Leary chia sẻ: “Nếu bạn không bắt đầu cuộc sống của mình với nỗi sợ hãi không thể nuôi sống bản thân và gia đình, vậy thì động lực nào khiến bạn đi kiếm việc làm?
Tôi không muốn con mình kém hơn mình. Nỗi sợ hãi đã thúc đẩy tôi, và nó cũng sẽ thúc đẩy chúng. Không có gì sai với điều đó, đó là cách mọi người làm và nó cực kỳ lành mạnh.”
“Không có bữa trưa nào là miễn phí cả”, Kevin O’Leary nói. Bạn đang hại một đứa trẻ khi bạn để cho chúng sống sung mặc sướng, vô lo vô nghĩ mà không có chút ý thức nào về thực tế hay nguy cơ thực tế ngoài xã hội.
Kevin O’Leary cho biết ông đã học được giá trị của sự chăm chỉ từ mẹ của mình, người đã nói với ông rằng bà sẽ không hỗ trợ ông về mặt tài chính nữa khi ông tốt nghiệp đại học.
“Bà ấy ghét sự nuông chiều. Bà ấy nghĩ nếu bạn nuông chiều để bọn trẻ không phải làm việc, chúng sẽ tự nhiên không muốn làm việc. Và tôi nghĩ mẹ tôi đúng. Ngày nay, không thiếu những đứa trẻ nhà giàu, hư hỏng, không quan tâm đến việc theo đuổi sự nghiệp và cũng chẳng có lý do gì để làm như vậy bởi vì cuộc sống của chúng hoàn toàn không còn rủi ro nào nhờ ba mẹ mình,”
Khi được hỏi về việc cha mẹ nên làm gì khi con họ bắt đầu than vãn về việc cần sở hữu những món đồ mới nhất, Kevin O’Leary nói: “Nếu bạn liên tục nhượng bộ khi chúng than vãn và khóc lóc, bạn đang hủy hoại chúng khi chúng trưởng thành.
Thật khó khăn khi thấy con cái khó chịu hay buồn bã nhưng bạn phải cứng rắn. Đó là một phần của kỷ luật mà bạn đang rèn luyện cho chúng. Đó là một vấn đề quan trọng.”
Giáo dục con cái là một vấn đề muôn thuở. Mỗi một bậc phụ huynh có một quan điểm riêng trong việc giáo dục con cái nên người, tuy nhiên, việc dạy con mạnh mẽ, độc lập và có ý thức về tiền bạc từ sớm là những điều mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng nên rèn giũa cho con để chúng có thể một mình đối mặt được với thực tế xã hội sau này.
Nguồn: Tổng hợp
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Hãy để vị “cá mập” Kevin O’Leary nỏi tiếng của Shark Tank Mỹ dạy bạn cách làm giàu: Đừng bao giờ tập trung vào việc kiếm tiền, hướng tới sự tự do cá nhân mới là điều quan trọng nhất.Kevin O’Leary, một trong các
Trả lời