“Man thiên quá hải” – Kế sách kinh doanh đắc thắng hàng ngàn năm ứng dụng vẫn thành công

Posted by

“Man thiên quá hải” tạm dịch “giấu trời vượt biển” – kế sách đầu tiên trong 36 kế đến ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị sau hàng ngàn năm và được áp dụng trong các bài học cuộc sống lẫn kinh doanh.

“Man thiên quá hải” tạm dịch

“Man thiên quá hải” tạm dịch “giấu trời vượt biển” – kế sách đầu tiên trong 36 kế đến ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị sau hàng ngàn năm và được áp dụng trong các bài học cuộc sống lẫn kinh doanh.

“Man thiên quá hải” tạm dịch “giấu trời vượt biển” là một trong 36 kế sách được sử dụng nhiều trong chính trị và quân sự thời xưa. Đây là kế sách nằm trong nhóm “kế thắng”, đại ý chỉ việc đem những bí mật quan trọng ẩn giấu dưới những sự việc, sự vật thông thường nhất.

Cụ thể hơn, thứ mà chúng ta cần phải che giấu không phải là hành động mà chính là ý định thực hiện hành động. Mấu chốt của kế sách “man thiên quá hải” chính là khiến đối phương không biết chúng ta định làm gì.

“Man thiên quá hải” là bài học được người xưa tâm đắc

Thời Tam Quốc, sau khi Tôn Kiên chết con trai là Tôn Sách đem theo binh sĩ rút về Giang Nam, chiêu mộ hiền tài, mưu đồ xây dựng cơ nghiệp đế vương. Nhưng khi ấy thế lực Tôn Sách còn yếu, lại có mâu thuẫn với nhiều nơi, cuối cùng đành phải tới nương nhờ Viên Thuật.

Viên Thuật sai Tôn Sách đi đánh các nơi, thấy Tôn Sách anh dũng vô song thì trong lòng yêu thích lắm, thường than rằng: “Nếu ta mà có đứa con như Tôn Sách thì chết cũng không còn gì hối tiếc”.

Tôn Sách vốn là bậc kiêu hùng, nay phải ở dưới trướng Viên Thuật trong một thời gian dài thì không thoải mái cho lắm. Một hôm ngồi ngắm trăng, nhớ lại cha đã mất, lại nghĩ tới tình cảnh bản thân phải đi nương nhờ người khác, không cầm lòng được mà bật khóc.

Có vị mưu sĩ tên Chu Trị thấy vậy bèn hiến kế: “Chú của ngài là Ngô Cảnh đang bị thái thú Dương châu là Lưu Dao vây đánh, chi bằng lấy cớ cứu chú mà mượn quân của Viên Thuật, sau đó tới Giang Đông mà mưu đồ cơ nghiệp.”

Tôn Sách nghe hợp lý bèn đi mượn binh của Viên Thuật. Vừa gặp Viên Thuật liền quỳ xuống khóc lóc nói: “Thù cha chưa báo, nay chú tôi ở lại bị người ta vây đánh, ở đó còn có gia quyến của tôi, nếu họ bị hại mất thì tôi còn mặt mũi nào mà sống trên đời. Nay, tôi xin mượn vài ngàn quân đi cứu họ, nếu ngài không tin tôi xin để lại ngọc tỷ làm tín vật”.

Viên Thuật nghĩ lời của Tôn Sách cũng hợp tình hợp lý, bèn không nhận ngọc tỷ mà cho Tôn Sách ba nghìn quân và năm trăm con ngựa tốt. Sau đó Tôn Sách dẫn quân xuống phía nam rồi không quay trở lại nữa mà xây dựng cơ nghiệp riêng của mình, đó là nước Ngô sau này.

Có thể thấy, Tôn Sách đã lấy cớ cứu gia quyến để che giấu đi ý đồ thực là lấy quân của Viên Thuật để lập cơ đồ riêng, lấy cái việc thường tình để che giấu đi ý đồ của mình, đó chính là kế “Man thiên quá hải”.

Kế sách “man thiên quá hải” đến nay vẫn giữ nguyên giá trị

Nhắc đến kế “man thiên quá hải” người ta lại nghĩ ngay đến nhà hàng “Trường Thành Bắc Kinh”, nhà hàng 5 sao đầu tiên của Trung Quốc do Mỹ và Trung Quốc hợp tác đầu tư. Bởi họ đã áp dụng rất tốt kế sách này vào việc quảng bá thương hiệu của mình và để lại bài học kinh doanh sâu sắc cho mọi người.

Khi bắt đầu kinh doanh, vấn đề mà mọi nhà hàng đều gặp phải là làm thế nào để quảng bá thương hiệu, thu hút khách. Việc thông thường mọi người nghĩ đến sẽ là tiến hành quảng cáo trên các phương tiện trường thông đại chúng như tivi, báo chí, loa đài,…

Nhà hàng Trường Thành Bắc Kinh cũng nghĩ đến và bỏ tiền ra để chạy quảng cáo. Thế nhưng, chi phí mỗi tháng nhà hàng phải gánh là vô cùng lớn đến hàng chục nghìn nhân dân tệ. Mà khách của nhà hàng lại chủ yếu là du khách từ Hong Kong, Đài Loan và các nước khác, nên việc quảng cáo ở nước ngoài là vô cùng cần thiết.

Ban đầu, nhà hàng Trường Thành cũng đăng quảng cáo lên vài tờ báo ở Mỹ như kinh phí cao hiệu quả lại không nhiều. Nên bắt buộc họ phải nghĩ ra một phương án quảng cáo khác….

Khi ấy, chính quyền thành phố Bắc Kinh vừa mới cho tu sửa xong một phần Vạn Lý Trường Thành gần nhà hàng và đang chuẩn bị làm lễ khánh thành. Thấy vậy, nhà hàng Trường Thành đã xin phép chính quyền để tổ chức một buổi chiêu đãi các phóng viên, ký giả trong và ngoài nước chi phí sẽ do nhà hàng tự bỏ ra. Và chính quyền thành phố dĩ nhiên là đồng ý.

Trong buổi chiêu đãi có một hoạt động là tham quan Vạn Lý Trường Thành, mục đích chính là để quảng bá về khu vực Trường Thành mới được tu sửa. Nhận đấy đây là một thời cơ tốt, nhà hàng Trường Thành lúc ấy đã chuẩn bị sẵn một đàn lừa vốn là loài vật đặc trưng của khu vực này, để làm phương tiện di chuyển. Và khi đoàn người lên tới đỉnh núi, người của nhà hàng sẽ đem rượu sâm panh ra để chiêu đãi.

Điều này đã tạo ra quang cảnh vô cùng độc lạ giữa Vạn Lý Trường Thành, lừa, sâm panh, một sự hòa trộn vô cùng đặc sắc. Các phóng viên thấy vậy thì rất thích thú, bèn đem máy ảnh ra chụp lia lịa. Sau đó những bức ảnh được gửi về các nước. Các tòa soạn lúc bấy giờ cũng cảm thấy đây là một chuyện vô cùng thú vị, thế là ngay ngày hôm sau rất nhiều tòa soạn cho đăng các tấm hình này lên trang nhất. Nhà hàng Trường Thành cũng theo đó mà trở nên nổi tiếng chỉ sau một ngày.

Như vậy, chỉ với khoản tiền mở một bữa tiệc chiêu đãi phóng viên và tiền thuê lừa trong một ngày, nhà hàng Trường Thành đã thành công quảng cáo thương hiệu ở rất nhiều tòa soạn trên thế giới. Họ đã ẩn giấu ý định quảng cáo dưới hình thức tổ chức bữa tiệc, khiến cho nhiều phóng viên và tòa soạn đã quảng cáo cho họ một cách miễn phí.

Bài học về về kế “man thiên quá hải” đã được áp dụng xuất sắc trong quá trình kinh doanh của nhà hàng Trường Thành Bắc Kinh.

Theo Sống đẹp

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

“Man thiên quá hải” tạm dịch “giấu trời vượt biển” – kế sách đầu tiên trong 36 kế đến ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị sau hàng ngàn năm và được áp dụng trong các bài học cuộc sống lẫn kinh doanh.

“Man thiên quá hải” tạm dịch

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.