Muốn thành công phải chăm chỉ: “Trò lừa” trắng trợn của những cuốn sách dạy làm giàu

Posted by

Muốn thành công phải chăm chỉ? Lý thuyết kinh tế học sẽ cho ta thấy đây là lời nói dối trắng trợn nhất lịch sử. Cẩn thận kẻo dính trò lừa sách làm giàu, công toi như dã tràng xe cát biển đông.
Sự chăm chỉ làm

Muốn thành công phải chăm chỉ? Lý thuyết kinh tế học sẽ cho ta thấy đây là lời nói dối trắng trợn nhất lịch sử. Cẩn thận kẻo dính trò lừa sách làm giàu, công toi như dã tràng xe cát biển đông.

Sự chăm chỉ làm việc thường mang đến cho mình một kết quả, là sự vượt lên bản thân. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng chăm chỉ sẽ thành công, sẽ có những lúc, sự chăm chỉ và theo “lối mòn” sẽ dẫn đến ảnh hưởng trong công việc. Vậy, trong kinh doanh, cần chăm chỉ hay thông minh khi làm việc?

“Muốn thành công thì phải chăm chỉ”, đó là câu nói của hầu hết những người nổi tiếng hay thành đạt hiện nay. Đây cũng là lời khuyên thường thấy của các cuốn sách tự làm chủ bản thân, dạy làm giàu hay dạng “Self Help” bày bán nhan nhản tại các cửa hiệu.

Không chỉ trong sách, trên truyền hình hay phim ảnh cũng tràn ngập các câu chuyện về tấm gương vượt khó. Nhiều doanh nhân thành đạt cũng muốn lên báo chí, truyền thông diễn giải về thời gian khổ của mình và hệ quả là ai cũng thích, ai cũng công nhận cứ chăm chỉ thì sẽ thành công.

Vậy phải chăng nếu bạn nghèo hay thất bại là do lười biếng hay bất tài?

Hãy cùng lý thuyết kinh tế học về chi phí cơ hội để giải đáp cho trò lừa trắng trợn này nhé.

Chi phí cơ hội – điều mà sách sefl help không dạy bạn

Trong kinh tế học, chi phí cơ hội (Opportunity Cost) được hiểu là chi phí đại diện cho những lợi ích mà một cá nhân, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay vì lựa chọn phương án khác.

Giả sử có 2 gia đình giàu và nghèo. Một gia đình có đủ tài chính đầu tư cho con học hành, thi cử tiếng Anh để đi du học. Họ cũng có đủ mối quan hệ xã hội để giúp người con xin việc dễ dàng khi về nước, có sẵn doanh nghiệp cho con điều hành hay tiền bạc để con mình đầu tư khởi nghiệp hết startup này đến startup khác.

Gia đình còn lại là một gia đình nghèo, bố mẹ chỉ bán hàng nước và người con phải tự lực mọi thứ.

Nếu người con của gia đình nghèo cố gắng vươn lên đạt học bổng, đi du học và mở công ty thành công thì họ rõ ràng là một người thành đạt. Thế nhưng nếu không thì sao? Liệu những người nghèo không có cơ hội vươn lên có phải kẻ bất tài hay lười biếng? Liệu những người giàu có thực sự thành công khi cha mẹ của họ đã giàu?

Giới truyền thông thường rất thích những câu chuyện vượt khó làm giàu bởi chúng khắc họa rõ triết lý kẻ thua cuộc là những người không có ý chí. Những nhân viên quèn hay lao động phổ thông thất bại là do họ không chăm chỉ học tập, không nỗ lực làm việc mà tốn quá nhiều thời gian cho việc khác.

Thế nhưng lý thuyết kinh tế học về chi phí cơ hội cho thấy một câu chuyện khác, rằng nhiều người nghèo không phải do lười nhác mà là do có quá ít cơ hội. Những người giàu có rất nhiều điều kiện và cơ hội để mạo hiểm và thành công. Cho dù họ có thất bại thì cũng không ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên dồi dào từ phía gia đình.

Trái ngược lại, những người nghèo có quá ít lựa chọn và họ chẳng dám mạo hiểm nắm bắt cơ hội thành công vì có quá nhiều gánh nặng trên vai.

Ở ví dụ trên, liệu con của gia đình bán hàng nước có chấp nhận hy sinh mọi thứ để theo đuổi giấc mơ du học? Sẽ ra sao nếu không đủ tiền ăn ở giữa chừng hay không xin được việc sau khi ra trường? Liệu họ có dám mạo hiểm khởi nghiệp hay chấp nhận một công việc ổn định để chăm lo bố mẹ?

Đọc đến đây chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ đến những bài học đầu tư, chấp nhận giảm chi tiêu hay tự dằn vặt cuộc sống bản thân để lập nghiệp. Tuy nhiên chi phí cơ hội lại một lần nữa “vả mặt” những nhà hùng biện khi cái nghèo, cái đói hay những hộp sữa cho con biến lý thuyết vượt khó làm giàu thành đống giấy lộn.

Nếu Jack Ma là shipper – đặt giả thuyết vạch trần những trò lừa lố bịch

Xã hội hiện nay tập trung quá nhiều vào những hiện tượng nổi bật, những ví dụ điển hình về vượt khó làm giàu mà quên đi phần lớn những người còn lại. Chẳng ai làm chương trình về những nhân viên văn phòng đi làm hàng ngày hay những shipper có bằng đại học tử tế cả bởi làm gì có ai quan tâm.

Nếu Jack Ma chỉ là anh giao hàng quèn cho Alibaba, liệu mọi người có nghe ông nói? Nếu Elon Musk chỉ là nhân viên bán xe điện cho Tesla, liệu dân chơi tiền số có xao động vì những dòng Tweet của ông?

Trong các bộ phim, chúng ta thường thấy hình ảnh người thành công làm việc, học hành chăm chỉ còn những người thua cuộc, bất tài, thường ăn chơi, đàn đúm, nghiện ngập. Thế nhưng đã bao giờ mọi người tự hỏi có những học sinh học hành như trâu, lao động làm việc như nô lệ nhưng mãi chẳng thành công không?

Rõ ràng, chăm chỉ là là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho thành công. Đến tận đây, chắc chắn nhiều người lại lôi những cuốn sách dạy làm giàu để nói về đầu tư, hoàn thiện bản thân… Thế nhưng giữa việc lựa chọn dùng lương để trả tiền nhà, điện nước và mua đồ ăn chống đói so với đầu tư giáo dục mà chẳng biết có thành công hay không, bạn nghĩ những người lao động bình thường sẽ chọn phương án nào? Đó là chưa kể đến những người có gánh nặng bố mẹ, vợ/chồng con khi anh/cô ấy chẳng may mắn được sinh ra trong gia đình giàu có.

Lại một lần nữa, câu chuyện chi phí cơ hội hiện lên khi người nghèo có quá ít lựa chọn và đôi khi họ phải hy sinh cơ hội thành công để chăm lo cho những gì mình yêu thương nhất. Mặc dù có một số trường hợp ngoại lệ nhưng một bộ phận rất lớn người lao động chăm chỉ hiện nay đang mắc phải đánh giá quá khắt khe về thành công.

Nói một cách đơn giản, cho dù có cùng học một trường, làm cùng 1 công ty hay sống chung một đất nước thì thành công của người luôn có sẵn vài triệu tiêu vặt mỗi ngày không thể trở thành tiêu chuẩn cho những nhân viên hết tháng hết tiền. Cơ hội làm giàu không phải lúc nào cũng có, nhất là với những người có quá nhiều thứ để mất.

Tất nhiên, giải thích trên về thành công – nỗ lực dựa trên lý thuyết chi phí cơ hội không bao biện cho sự lười nhác hay chứng minh rằng người nghèo vô vọng làm giàu. Tuy nhiên cái nhìn của công chúng về sự cố gắng của phần lớn lao động, học sinh ngày nay đang bỏ qua những yếu tố về kinh tế, xã hội.

Vậy còn bạn, bạn có nghĩ rằng những lao động bình thường hiện nay chưa thành công là do quá lười hay bất tài không?

Sự chăm chỉ và “lối mòn” của doanh nhân

Làm việc ít không có nghĩa là lười biếng, nhưng làm việc thông minh sẽ dẫn đến thành công

Một lý do để bạn lựa chọn làm việc một cách thông minh là nó sẽ giúp bạn giải quyết tốt các vấn đề, là con đường dẫn bạn từng bước tới thành công. Làm việc ít không có nghĩa là lười biếng, nhưng làm việc thông minh sẽ dẫn bạn đến thành công. Đúng vậy, chăm chỉ nhưng theo lối mòn sẽ hình thành những sự lặp đi lặp lại, vấn đề sẽ khó tìm ra hướng giải quyết. Số giờ bạn làm việc tăng lên vùn vụt tuy nhiên sự cố, vấn đề vẫn nằm yên đó chưa được giải quyết. Khi làm việc thông minh, bạn sẽ tìm những cách khác nhau để giải quyết vấn đề. Có thể thời gian làm việc của bạn được rút ngắn, nhưng đó không phải là lười biếng, đó là sự hiệu quả.

Làm một việc không quan trọng không làm cho việc đó trở nên quan trọng hơn

Đúng vậy, khi bạn bỏ thời gian để giải quyết những công việc không quan trọng chỉ làm tốn thêm thời gian của bạn mà không giúp bạn giải quyết được vấn đề. Nhìn qua, sẽ thấy bạn rất chăm chỉ làm việc, tuy nhiên, nó không hiệu quả, còn làm mất đi thời gian mà đáng lẽ bạn có thể sử dụng để thực hiện những công việc khác quan trọng hơn. Những công việc không đơn giản, bạn có thể nhờ nhân viên, trợ lý hay có thể thực hiện vào những lúc rảnh rang nhất. Vì vậy, hãy có kế hoạch làm việc một cách thông minh. Tập trung giải quyết những công việc quan trọng, cần thiết trước khi thực hiện những công việc khác. Làm việc theo đúng trình tự và có thời gian rõ ràng, cụ thể. Điều này có thể giúp bạn được nghỉ ngơi, sắp xếp thời gian hợp lý. Bởi lẽ, khi bạn có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, đầu óc bạn sẽ tỉnh táo để có thể nghĩ ra hướng giải quyết các vấn đề hiện tại và sắp tới. Cho nên, hãy tập trung vào những việc quan trọng và làm việc một cách thông minh, không theo lối mòn, không chăm chăm làm những công việc không cần thiết.

Tập trung vào điểm mạnh của bản thân thay vì ra sức thay đổi điểm yếu của mình

Người làm việc thông minh sẽ tập trung và tận dụng những điểm mạnh của mình để tạo nên lợi thế. Bởi ai cũng có điểm yếu, không ai là hoàn hảo. Vì vậy, thay vì mất thời gian ra sức thay đổi điểm yếu, chăm chăm vào việc sửa đổi những thứ khó thay đổi thì hãy tận dụng những điểm mạnh của mình để làm cho công việc hiệu quả hơn. Những điểm mạnh sẽ giúp bạn nhận ra mình có thể làm tốt được những gì, bằng cách nào, đồng thời dễ dàng tìm thấy được cách giải quyết vấn đề hơn. Khi bạn tập trung sửa lỗi điểm yếu của mình sẽ cảm thấy bất lực, dễ sinh ra chán nản và do đó dẫn đến sự không hiệu quả trong công việc. Vì vậy, hãy là người làm việc thông minh thay vì chăm chỉ theo lối mòn để đạt được thành công tốt hơn và hiệu quả công việc cao hơn.

Trong kinh doanh, cần có sự làm việc thông minh hơn là sự làm việc chăm chỉ theo một lối mòn. Làm việc thông minh nghĩa là làm những điều có ích cần thiết, tập trung vào mục tiêu thay vì làm những điều vô bổ, lan man khiến mình mất thời gian mà hiệu quả công việc không cao. Vậy nên, thông minh hay chăm chỉ phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn.

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Muốn thành công phải chăm chỉ? Lý thuyết kinh tế học sẽ cho ta thấy đây là lời nói dối trắng trợn nhất lịch sử. Cẩn thận kẻo dính trò lừa sách làm giàu, công toi như dã tràng xe cát biển đông.
Sự chăm chỉ làm

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.