NextTech của Shark Bình “khủng” cỡ nào mà được ví như Alibaba phiên bản Việt?

Posted by

Sở hữu nhiều thương hiệu công nghệ tên tuổi như mPoS, VIMO, Boxme, FastGo, Ngân Lượng…, NextTech của Shark Bình hoạt động

Sở hữu nhiều thương hiệu công nghệ tên tuổi như mPoS, VIMO, Boxme, FastGo, Ngân Lượng…, NextTech của Shark Bình hoạt động kinh doanh thế nào mà được ví như Alibaba phiên bản Việt?

Alibaba phiên bản Việt

Công ty Cổ phần Tập đoàn NextTech (NextTech Group) từng được ví như “Alibaba của Việt Nam” và được bầu chọn là một trong Top 10 doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet tại Việt Nam giai đoạn 2007-2017.

Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn NextTech là ông Nguyễn Hòa Bình, thường được biết đến với nickname “Shark Bình” kể từ khi vị CEO này xuất hiện trong chương trình Shark Tank Việt Nam với vai trò là nhà đầu tư. Trong làng công nghệ, Shark Bình được nhắc đến như một ngôi sao và cũng là cái tên quen thuộc của thế hệ startup đời đầu trên không gian mạng tại Việt Nam.

Đến nay, Tập đoàn NextTech của Shark Bình ghi dấu trên bản đồ công nghệ Việt Nam với gần 20 dịch vụ điện tử hóa hoạt động tại Việt Nam, 8 thị trường khác tại Đông Nam Á và Trung Quốc trong 4 lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần và đầu tư khởi nghiệp.

Hệ sinh thái của NextTech được đánh giá là thực sự phát triển mạnh mẽ và tạo ra bước ngoặt lớn kể từ năm 2014 khi Shark Bình quyết định chuyển đổi chiến lược kinh doanh từ E-Commercer (thương mại điện tử) sang D-Commerce (điện tử hóa thương mại).

Trước đó, ông Nguyễn Hòa Bình khởi nghiệp với công ty riêng lấy tên CTCP Giải pháp phần mềm Hòa Bình (Peacesoft) từ khi còn là sinh viên năm 2 – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001. Startup với số vốn vỏn vẹn 2 triệu đồng, PeaceSoft khi ấy chủ yếu gia công phần mềm.

Đến năm 2003, Peacesoft gọi vốn thành công từ quỹ IDG Venture. Dự án thương mại điện tử này đã lọt vào mắt xanh của eBay và trở thành đối tác để thâm nhập thị trường Việt Nam của tập đoàn này. PeaceSoft nhanh chóng thay đổi chiến lược, không chỉ gia công phần mềm theo yêu cầu của khách mà mở rộng quy mô, tuyển dụng nhân sự, mở sàn Chodientu.vn, một trong những sàn thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 2006, PeaceSoft tái cấu trúc theo mô hình tập đoàn để không dừng lại ở thương mại điện tử mà còn tham gia vào cuộc chơi lớn hơn là điện tử hóa thương mại với doanh số lên tới hàng trăm tỷ USD mỗi năm.

Với tham vọng, xây dựng hệ sinh thái xoay quanh thương mại điện tử của NextTech năm 2009, cổng thanh toán Ngân Lượng (Nganluong.vn) ra đời nhằm hỗ trợ thanh toán cho Chodientu.vn và eBay.vn, không lâu sau đó đã trở thành cổng trung gian thanh toán lớn nhất Việt Nam.

PeaceSoft sau nhiều năm hoạt động cũng được Shark Bình đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn NextTech.

NextTech hiện là nơi cung cấp việc làm cho khoảng 2.500 nhân viên và xử lý sản lượng giao dịch điện tử ước đạt 4 tỷ USD mỗi năm.

Năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận thuần của NextTech Group (công ty mẹ) lần lượt đạt 30,5 tỷ đồng và 81,9 tỷ đồng.

Những con gà đẻ trứng vàng của NextTech

Ra đời ngay ở giai đoạn đầu thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến mới nhen nhóm phát triển tại Việt Nam, Nganluong.vn được xem như “con gà đẻ trứng vàng” cho NextTech Group. Tổng hợp các nguồn thông tin cho thấy doanh thu của Ngân Lượng liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2018, đặc biệt trong năm 2018 khi doanh thu đạt đỉnh ở mức gần 1.900 tỷ đồng, tăng 19,5% so với năm trước đó.

Tuy nhiên sang đến năm 2019, doanh thu của Ngân Lượng sụt giảm chỉ còn chưa bằng 1/3 năm trước, chỉ đạt 424,2 tỷ đồng. Tuy vậy, lợi nhuận trong năm của công ty này lại tăng vọt lên 109,5 tỷ đồng, cao gấp 3,4 lần so với năm trước, biên lợi nhuận cũng được cải thiện lên 25,5%. Lũy kế 4 năm từ 2016 đến 2019, Ngân Lượng mang về cho NextTech tổng cộng 166 tỷ đồng lợi nhuận.

Ngoài “con gà đẻ trứng vàng” Ngân lượng, NextTech còn sở hữu ứng dụng ví điện tử Vimo – đơn vị trung gian thanh toán đầu tiên cho phép du khách Trung Quốc sử dụng ví điện tử WeChat Pay thanh toán tại Việt Nam.

Nếu thời điểm năm 2018 Ngân lượng có mức doanh thu đạt đỉnh thì Vimo lại ghi nhận doanh thu chạm đáy với 67,5 tỷ đồng, chưa bằng một nửa so với năm 2017. Nhưng sang đến năm 2019, khi lượng khách Trung Quốc sang Việt Nam tăng mạnh, doanh thu của Vimo bật lên mức 342,6 tỷ đồng, vượt trội hơn hẳn so với 3 năm trước đó.

Dù vậy, Vimo chỉ duy nhất một lần báo lãi vào năm 2017 (4,2 tỷ đồng). Kinh doanh thua lỗ triền miên, tính đến cuối năm 2019, quy mô vốn chủ sở hữu của Vimo âm 11,7 tỷ đồng.

Ngoài Ngân Lượng và Vimo, TopCV cũng là một cái tên nổi bật đáng chú ý trong hệ sinh thái của NextTech Group có quy mô vốn 100 triệu đồng. TopCV Việt Nam là đơn vị sở hữu nền tảng tuyển dụng nhân sự cùng tên, có hơn 5 triệu thành viên, 130.000 nhà tuyển dụng và 180.000 hồ sơ ứng tuyển mỗi tháng.

Giai đoạn 2016-2019, doanh thu của TopCV Việt Nam tăng trưởng tới 2 con số. Nếu như năm 2016, công ty ghi nhận doanh thu vỏn vẹn 36 triệu đồng, thì năm 2017, TopCV Việt Nam thu về 2,2 tỷ đồng.

Doanh thu của công ty tăng gấp 3 lần vào năm 2018, đạt 6,5 tỷ đồng. Bước sang năm 2019, doanh thu của TopCV Việt Nam đạt 15,1 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần so với năm trước. Tuy nhiên, công ty này chỉ báo lãi năm 2018.

NextTech Group của Shark Bình làm ăn ra sao?

NextTech Group được xem như đứa con tinh thần của ‘shark’ Bình và bà Đào Lan Hương. Tên gọi ‘NextTech’ có lẽ xuất phát từ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ tương lai (NextTech Corp). Sau nhiều năm hoạt động, NextTech Corp đổi tên thành CTCP Tập đoàn NextTech (NextTech Group).

Năm 2017, bà Hương bất ngờ thông báo rời chức Phó Chủ tịch tập đoàn để gây dựng sự nghiệp riêng, thành lập công ty startup về mảng giáo dục công nghệ – CTCP Công nghệ và Sáng tạo Trẻ TEKY Holdings (Teky Holdings).

Đến tháng 5/2020, bà chính thức chuyển giao toàn bộ 30% vốn góp của mình tại NextTech Group cho ông Nguyễn Huy Hoàng – có cùng địa chỉ thường trú với ‘shark’ Bình.

NextTech Group sở hữu hệ sinh thái với hơn 20 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần.

Năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận thuần của NextTech Group (công ty mẹ) lần lượt đạt 81,9 tỉ đồng và 30,5 tỉ đồng.

Dù có quy mô vốn điều lệ lên tới 500 tỉ đồng, song, tính đến ngày 31/12/2021, quy mô vốn chủ sở hữu của NextTech Group chỉ ở mức 49,5 tỉ đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp của ‘shark’ Bình khả năng vẫn còn khoản lỗ luỹ kế lên tới hàng trăm tỉ đồng.

Nganluong.vn

Nganluong.vn có thể xem như “gà đẻ trứng vàng” cho NextTech Group. Dữ liệu VietTimes cho thấy, giai đoạn 2016 – 2018, doanh thu của Ngân Lượng liên tục tăng trưởng, đặc biệt trong năm 2018, doanh thu công ty đạt đỉnh ở mức 1.898,1 tỉ đồng, tăng 19,5% so với năm 2017.

Tuy nhiên đến 2019, doanh thu của Ngân Lượng sụt giảm chỉ còn chưa bằng 1/3 năm trước, chỉ đạt 424,2 tỉ đồng. Trái ngược lại với doanh thu, mức lợi nhuận năm này lại tăng vọt lên 109,5 tỉ đồng, cao gấp 3,4 lần so với năm trước, biên lợi nhuận cũng được cải thiện lên 25,5%. Luỹ kế 4 năm từ 2016 đến 2019, Ngân Lượng mang về cho giới chủ tổng cộng 166 tỉ đồng lợi nhuận.

Vimo

Về lĩnh vực thanh toán điện tử, NextTech Group còn sở hữu ứng dụng ví điện tử Vimo – đơn vị trung gian thanh toán đầu tiên cho phép du khách Trung Quốc sử dụng ví điện tử WeChat Pay thanh toán tại Việt Nam.

Trái ngược với Ngân Lượng, kết quả kinh doanh của Vimo có phần suy giảm khi doanh thu riêng lẻ của công ty này chạm đáy vào năm 2018, ở mức 67,5 tỉ đồng, chưa bằng một nửa so với năm 2017. Năm 2019, khi lượng khách Trung Quốc sang Việt Nam tăng mạnh, doanh thu của Vimo bật lên mức 342,6 tỉ đồng, vượt trội hơn hẳn so với 3 năm trước.

Tuy nhiên, Vimo chỉ duy nhất một lần báo lãi vào năm 2017 (4,2 tỉ đồng). Kinh doanh thua lỗ triền miên, tính đến cuối năm 2019, quy mô vốn chủ sở hữu của Vimo âm 11,7 tỉ đồng.

TopCV

Ngoài Ngân Lượng và Vimo, TopCV cũng là một cái tên nổi bật đáng chú ý trong hệ sinh thái của NextTech Group. Được thành lập vào tháng 1/2016, CTCP TopCV Việt Nam có quy mô vốn 100 triệu đồng, sáng lập bởi 3 cổ đông cá nhân là ông Trần Trung Hiếu (70% VĐL), Vũ Nhật Anh (25% VĐL) và Nguyễn Văn Vũ (5% VĐL).

TopCV Việt Nam là đơn vị sở hữu nền tảng tuyển dụng nhân sự cùng tên, có hơn 5 triệu thành viên, 130.000 nhà tuyển dụng và 180.000 hồ sơ ứng tuyển mỗi tháng.

Giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu của TopCV Việt Nam tăng trưởng tới 2 con số. Nếu như năm 2016, công ty ghi nhận doanh thu vỏn vẹn 36 triệu đồng, thì năm 2017, TopCV Việt Nam thu về 2,2 tỉ đồng. Doanh thu của công ty tăng gấp 3 lần vào năm 2018, đạt 6,5 tỉ đồng. Bước sang năm 2019, doanh thu của TopCV Việt Nam đạt 15,1 tỉ đồng, cao gấp 2,3 lần so với năm trước. Tuy nhiên, công ty này chỉ báo lãi năm 2018.

Bên cạnh đó, các thương vụ mới đây của NextTech đều khá nhỏ lẻ như đầu tư 500.000 USD vào ứng dụng cung cấp thực phẩm sạch FoodHub.vn, rót vốn 6,4 triệu USD vào Công ty cổ phần dịch vụ Hậu cần Boxme Việt Namhay 500 nghìn USD vào Coolmate.me – nền tảng mua sắm thời trang nam giới trực tuyến qua chương trình Shark Tank.

Bóng hồng bên cạnh Chủ tịch NextTech

NextTech Group vẫn được biết đến là đứa con tinh thần của Shark Bình và vợ là bà Đào Lan Hương khi đã cùng nhau vượt bao sóng gió xây dựng công ty từ con số 0 trở thành tập đoàn công nghệ có giá trị hàng trăm triệu USD như hiện nay.

Bà Lan Hương từng là học sinh chuyên Hóa Trường THPT Hà Nội – Amsterdam. Bà đã bắt đầu khởi nghiệp cùng ông Nguyễn Hòa Bình khi còn đang là sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nữ doanh nhân từng chia sẻ trên báo chí rằng bản thân đã phải làm việc vất vả, luôn trong tâm thế sẵn sàng lao vào xử lý mọi tình huống cấp thiết, có những đêm trường kỳ làm việc, xử lý hợp đồng dự án, sáng hôm sau tới trường như bình thường.

Sau 15 năm gắn bó với Shark Bình để xây dựng Nexttech, đến năm 2017, bà Hương bất ngờ thông báo rời chức Phó Chủ tịch NextTech để gây dựng sự nghiệp riêng, thành lập công ty startup về mảng giáo dục công nghệ – CTCP Công nghệ và Sáng tạo Trẻ TEKY Holdings (Teky Holdings).

Đến tháng 5/2020, bà chính thức chuyển giao toàn bộ 30% vốn góp của mình tại NextTech Group.

Có thể nói, bên cạnh cuộc sống hôn nhân, họ chính là “đôi bạn cùng tiến” trên hành trình xây dựng sự nghiệp, tạo nên tên tuổi vững chắc trên thương trường.

Tuy nhiên, trong chia sẻ mới nhất trên trang facebook cá nhân, Shark Bình đã khẳng định 2 người đã “đường ai nấy đi” dù chưa chính thức ra tòa ly hôn./.

Theo Bnews, Viettimes

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Sở hữu nhiều thương hiệu công nghệ tên tuổi như mPoS, VIMO, Boxme, FastGo, Ngân Lượng…, NextTech của Shark Bình hoạt động

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.