Trong quá trình làm việc không tránh khỏi những lúc nhân viên làm sai hoặc làm chưa tốt công việc được giao. Phê bình nhân viên cũng là một dạng nghệ thuật và người biết cách phê bình là một nhà lãnh
Trong quá trình làm việc không tránh khỏi những lúc nhân viên làm sai hoặc làm chưa tốt công việc được giao. Phê bình nhân viên cũng là một dạng nghệ thuật và người biết cách phê bình là một nhà lãnh đạo giỏi. Và để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba thì bạn hãy “bỏ túi” ngay những nghệ thuật phê bình nhân viên dưới đây.
Hiểu tính cách của nhân viên
Quản trị không chỉ là một nghề mà đó còn là một nghệ thuật, đó là nghệ thuật thấu hiểu và quản lý lòng người. Để trở thành một người sếp tốt điều đầu tiên bạn cần làm là am hiểu tính cách của họ. Với mỗi nhóm tính cách nhân viên khác nhau, bạn cần có phương pháp xử lý vấn đề khác nhau.
Điều này là rất quan trọng, bởi nếu bạn không hiểu họ, bạn không những không đạt được mục đích muốn phê bình giúp họ tốt hơn mà bạn còn khiến họ trở nên uất ức, khó chịu trong suốt quá trình làm việc.
Hãy cố gắng trò chuyện nhiều hơn với nhân viên của bạn để biết được họ là người thuộc nhóm tính cách nào để từ đó có cách nói chuyện phù hợp. Chẳng hạn, đối với nhóm tính cách “thận trọng” thích khích lệ, sếp nên góp ý thông qua cuộc đối thoại kín, nhẹ nhàng giữa hai người.
Nguyên tắc “bánh mì hamburger”
Nhắc đến phê bình người ta thường nghĩ ngay đến những vấn đề và cảm xúc tiêu cực vậy nên bạn phải rất khéo léo trong việc này. Có một nguyên tắc phê bình rất hay mà bạn có thể áp dụng đó là nguyên tắc “bánh mì hamburger”, tức cuộc đối thoại nên tiếp diễn theo quy trình “khen – phê bình – chê – trấn an – động viên, khuyên bảo”.
Hãy bắt đầu bằng việc khen những ưu điểm mà nhân viên đó đã làm được trong thời gian qua để tạo một không khí vui vẻ, tích cực ban đầu. Sau đó bạn mới đi vào vấn đề chính là những lời phê bình, góp ý.
Tiếp theo là những lời trấn an để sau những lời chê vừa rồi nhân viên của bạn không bị quá tổn thương. Cuối cùng là động viên và khuyên bảo đưa ra các biện pháp cải thiện để nhân viên nhận thấy được sự chân thành muốn tốt cho họ từ bạn.
Một số lưu ý khi phê bình
Ngoài ra, để hiệu quả của việc phê bình là tốt nhất bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
Cân nhắc lời phê bình trực tiếp: Không phải ai cũng có đủ sự can đảm để nghe những lời phê bình, mắng mỏ từ sếp của mình một cách trực tiếp mặt đối mặt. Nếu hiểu được điều này, bạn có thể soạn một email gửi cho nhân viên đó hoặc gọi điện thoại nói chuyện với họ.
Sử dụng từ ngữ dễ nghe: Đây là điều bạn luôn cần để ý bởi phê bình cũng cần chọn lọc từ ngữ sao cho vừa tế nhị lại vừa dễ đi vào lòng người, không gây cảm giác thô bạo cho người nghe.
Giữ điềm tĩnh: Trong khi kết quả công việc không được như mong muốn, bạn rất dễ nổi nóng mà mất kiểm soát cảm xúc của mình. Điều này là vô cùng tai hại, có thể làm phản tác dụng của việc phê bình, khiến cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng và có thể còn thêm mâu thuẫn sau đó. Hãy kiểm soát cảm xúc của bạn, bình tĩnh và ôn hòa nhé!
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Trong quá trình làm việc không tránh khỏi những lúc nhân viên làm sai hoặc làm chưa tốt công việc được giao. Phê bình nhân viên cũng là một dạng nghệ thuật và người biết cách phê bình là một nhà lãnh