Ông Đặng Lê Nguyên Vũ vay 200 triệu trả suốt 23 năm và bài học từ cách “trả nợ”: Có thể nghèo nhưng không thể bội tín

Posted by

Quan niệm về vay trả, tiền bạc của ông chủ Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ: “Khi bạn nợ tiền ai đó, người ta không đòi không phải vì quê

Quan niệm về vay trả, tiền bạc của ông chủ Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ: “Khi bạn nợ tiền ai đó, người ta không đòi không phải vì quên, mà họ im lặng để chờ xem sự tử tế của bạn có thật như những gì bạn đã hứa hẹn!”.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là “Vua cafe Việt Nam”.

Ông Vũ khiến rất nhiều người ngưỡng mộ bởi những triết lý sâu sắc cả về cuộc sống lẫn trong chuyện kinh doanh.

Đặc biệt, quan niệm về tiền bạc, nợ nần vay trả sòng phẳng của ông chủ Cà phê Trung Nguyên khiến nhiều người rất ngưỡng mộ.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng nói: “Một người cho tôi vay tiền, tôi nghĩ rằng đó là người ta mang công sức bát gạo của bản thân họ gửi gắm vào tay mình. Tuyệt nhiên không dám nghĩ, ít nhiều cũng không dám nghĩ người ta thừa tiền nên đôi ba đồng cái công chỉ như cái kẹo.

Người ta không đòi bạn cũng chẳng phải vì người ta quên. Đồng tiền đi liền khúc ruột, họ im lặng để chờ xem sự tử tế của bạn có thật như những gì bạn đã hứa hẹn.

Tôi nói với quý nhân của mình rằng, tôi nợ họ, nợ trọn đời này. Cái nợ ấy không còn đơn giản là nợ vật chất nữa

Nếu tôi không đủ tiền để trả thì tôi sẽ trả bằng sự trung thành của mình, bằng sự tận tuỵ của mình, thậm chí bằng cả máu và nước mắt.

Người cho tôi bát cơm lúc tôi giàu sang chưa chắc đã vì tôi mà cho. Nhưng người sẵn sàng kéo tôi ra khỏi khó khăn tuyệt vọng thì chắc chắn họ đã yêu thương và trân quý tôi thực sự.

Bạn có thể là một người nghèo nhưng đừng làm một người bội tín hay vô ơn. Bạn có thể không đủ tiền để trả nhưng phải biết dùng miệng để giữ lại chút tín nhiệm.

Bội tín chính là sự suy sụp về mặt kinh tế, bội tín cũng chính là sự thất bại nặng nề về mặt nhân cách.

Bạn im lặng, bạn có thể được bố thí hoàn toàn số tiền đó, người hào sảng sẽ không gay gắt với bạn như phường nặng lãi.

Nhưng bạn sẽ vĩnh viễn mất đi một ân nhân, một người anh em tử tế, một niềm hy vọng, một chiếc phao cứu sinh trong những cơn đắm chìm về sau.”

Và ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã áp dụng triết lý đó trong đời sống của mình.

Tại phiên tòa ly hôn ngày 20/2, trong những tranh luận về việc ai là người có công, có sức trong việc gây dựng Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp, xây dựng doanh nghiệp này từ những ngày đầu.

Ông cho biết lúc đó có mượn 200 triệu của một gia đình và suốt 23 năm nay vẫn trả cho người đó 25 triệu mỗi tháng để báo cái ơn, cái tình.

Theo tính toán, với việc trả nợ đều đặn suốt 23 năm như vậy, ông chủ Trung Nguyên đã chi tới 6,9 tỷ để trả ơn cho gia đình giúp 200 triệu cho mình trong thời kỳ gây dựng Trung Nguyên.

Cũng tại phiên tòa xét xử vụ tranh chấp ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo vào ngày 20/2, ông Vũ đã bộc bạch quan điểm tiền với quyền không để làm gì.

Khi bà Thảo yêu cầu ông Vũ phải chu cấp 20% cổ phần cho 4 người con, ông Vũ nói: “Bao nhiêu năm nay tôi không còn quan tâm đến chuyện tiền bạc.

Tiền nhiều để làm gì để ngày hôm nay phải ngồi như thế này? Tiền và quyền để làm gì để cô phải dùng mọi thủ đoạn, sử dụng quyền làm vợ và làm mẹ để khống chế mọi chuyện?”, ông Vũ đã nói như thế trong phiên tòa xử ly hôn với bà Thảo.

Ông Vũ cho biết thêm: “Cái gì không phải của cô ấy thì đừng bao giờ giành hết. Cuộc đời ai cũng vậy. Nếu có giành cũng không giữ được. Không bao giờ được. Phải sống bằng cái tâm. Với người thân của mình thì không bao giờ mình sống giả dối được. Vợ chồng lại càng không”.

Câu nói “Tiền nhiều để mà làm gì?” của ông Đặng Lê Nguyên Vũ gây sốt nhiều ngày qua. Câu nói này tạo nên 1 làn sóng dư luận về giá trị thật sự của đồng tiền. 

Bên cạnh quan điểm về nợ nần vay trả, về giá trị thật sự của đồng tiền, quan điểm về cách kiếm tiền của ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng khiến người ta phải ngưỡng mộ.

Vào tháng 8/2018, ông Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện trước báo giới sau 5 năm gần như ở ẩn. Khi chia sẻ với các nhà báo, ông Vũ cho rằng Trung Nguyên phải rũ bỏ câu chuyện kiếm tiền đơn thuần để làm những điều lớn lao hơn cho cafe, cho đất nước.

Công ty này phải dành lợi nhuận tái đầu tư để làm mới và phát triển, chứ không phải nhăm nhăm kiếm tiền theo kiểu con buôn.

Tham khảo: Người đưa tin, Vietnamnet

9 đạo làm người từ vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ

1. Thường xét lỗi của mình, sẽ từ từ quên đi lỗi lầm của người khác. Vốn không có ai đúng ai sai, chỉ là lập trường bất đồng. Mỗi người cần tôn trọng lập trường của nhau.

2. Xin đừng mạo muội đánh giá người khác, bạn chỉ biết tên của họ, nghe người khác nói họ đã làm gì nhưng bạn không thể biết hết họ đã trải qua những gì.

3. Một người chân chính mạnh mẽ, sẽ không quá quan tâm đến chuyện làm vui lòng đẹp ý người khác, điều quan trọng nhất là bạn phản nâng cao nội lực của chính mình. Khi bạn đã rèn luyện tốt rồi, tự khắc sẽ có người đến gần gũi với bạn. Chính mình là cây ngô đồng, Phượng hoàng mới đến đậu. Chính mình là biển lớn, trăm sông mới hội tụ. Như hoa có hương, ong bướm sẽ tụ hội. Khi bạn đến được tầng bậc nhất định, bạn sẽ có được những mối quan hệ xã hội tương ứng, mà không phải là ngược lại.

4. Không ai có thể theo bạn cả 1 đời, cho nên bạn phải có năng lực vui sống ở nơi mình đang sống, vui với việc mình làm! Không ai giúp bạn cả 1 đời, cho nên bạn phải kiến lập 1 cái tôi tự lập mạnh mẽ.

5. Đời người vốn là 1 loại cảm thụ. Lúc người bạn yêu vứt bỏ bạn, dù bạn kêu trời trách đất cũng không ích gì. Lúc có người nói xấu bạn, dù có trăm miệng cũng khó biện bạch được. Chuyện đời vốn dĩ: lúc đắc ý – tâm thế như triều dâng, lúc thất chí – tâm tình như hoa rụng. Thế cho nên đừng quá quan trọng chính mình, khi bị khuất nhục, không còn cách gì, muốn rơi lệ… Tất cả những giấy phút đó, đều không thể thiếu trong đời người.

6. Đôi lúc, mình ngưỡng mộ, ham thích hạnh phúc của người khác. Bất chợt quay đầu nhìn lại, thấy cuộc sống của mình được người khác ngưỡng mộ. Kỳ thực, mỗi người đều đang hạnh phúc, chỉ là nó không nằm trong mắt bạn mà nằm trong mắt người khác, nên bạn không nhận ra.

Hạnh phúc ví như 1 quả núi, không đỉnh cũng không đầu. Bạn chỉ có thể học cách đi thật chậm, chiêm ngưỡng cảnh núi, thưởng thức ánh sắc cầu vồng, hóng gió mát vi vu, tâm trạng thư thả mới có thể cảm nhận được sự sung túc mà cuộc sống mang lại cũng như hạnh phúc mà bạn đang có.

7. Hạnh phúc không bỏ sót bất kỳ người nào, sớm muộn gì cũng có ngày nó tìm đến bạn.

8. Đời người là 1 quá trình vận động, phát triển liên tục. Bạn sẽ không bao giờ biết thời khắc kế tiếp sẽ phát sinh chuyện gì, cũng sẽ không rõ vì sao vận mệnh lại đối đãi với bạn như vậy. Chỉ sau khi bạn trải qua các loại biến cố trong đời sống, bạn mới rũ bỏ cách nhìn phù hoa ban đầu, thay vào đó là sự nhìn nhận thế giới bằng tâm thái khiêm tốn.

9. Ví như bạn quét lá, dù hôm nay bạn dùng hết sức, thì lá khô ngày mai vẫn bị gió thổi đến. Trên đời, có nhiều việc không thể mong gấp mong sớm được. Thay vào đó, bạn hãy sống trọn vẹn với giây phút hiện tại và không ngừng vươn lên.

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Quan niệm về vay trả, tiền bạc của ông chủ Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ: “Khi bạn nợ tiền ai đó, người ta không đòi không phải vì quê

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.