Quản lý tiền trong khủng hoảng kinh tế | Vũ Minh Trường

Posted by

Chào mừng các bạn đã đến với kênh Youtube Vũ Minh Trường Nơi tôi chia sẻ những suy nghĩ của mình về cuộc sống cũng như là kinh doanh. Hiện nay, chỉ còn một vài ngày nữa thôi là chúng ta sẽ kết thúc 14 ngày lệnh giãn cách xã hội. Tuy lệnh giãn cách xã h

Chào mừng các bạn đã đến với kênh Youtube Vũ Minh Trường Nơi tôi chia sẻ những suy nghĩ của mình về cuộc sống cũng như là kinh doanh. Hiện nay, chỉ còn một vài ngày nữa thôi là chúng ta sẽ kết thúc 14 ngày lệnh giãn cách xã hội. Tuy lệnh giãn cách xã hội dừng lại, nhưng cuộc chiến chống dịch Covid vẫn còn rất dài phía trước. Hoạt động kinh tế trong thời gian đại dịch và sau đại dịch sẽ còn rất nhiều biến động. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách làm sao để quản lý tài chính, quản lý tiền một cách hiệu quả Đảm bảo cuộc sống cho cá nhân và bản thân cũng như là chuẩn bị để nắm bắt những cơ hội làm giàu trong thời gian tới.

Các bạn nhớ theo dõi đến hết video này Tại vì cuối video tôi sẽ tiết lộ một điều rất quan trọng. Nếu bạn không biết được điều này thì tài sản của các bạn, tiền trong ngân hàng, đất đai của các bạn sẽ bị bốc hơi mà bạn không hề hay biết. Một, kiểm soát chi tiêu! Trong thời gian cách ly tại nhà, các bạn chịu rất nhiều áp lực về tâm lý khi phải cách ly với xã hội. Chính vì vậy, rất nhiều bạn tìm đến mua sắm trực tuyến để giải tỏa tâm lý. Trong thời gian vừa qua, các sàn mua sắm online hay mua đồ ăn trực tuyến đều có sự tăng trưởng lớn về doanh thu. Hóa đơn tiền điện thì tăng vọt chính là vì các bạn không biết cách kiểm soát chi tiêu của bản thân.

Đặc biệt là giới trẻ, họ bị “nghiện” tiêu dùng. Tại sao tôi lại dùng từ nghiện? Bởi vì chính xác nó gây nghiện. Khi các bạn mua sắm, não các bạn sẽ tiết ra chất kích thích khiến bạn hưng phấn và quên đi mệt mỏi. Khi sự kích thích này được lặp đi lặp lại nhiều lần thì não sẽ tạo thành thói quen là cần sự kích thích đó. Việc này dẫn đến việc bạn mua sắm mỗi ngày. Tuy nhiên, điều nguy hiểm đó là càng ngày bạn càng cần một sự kích thích mạnh hơn. Tức là bạn sẽ tiêu nhiều tiền hơn để có cùng một mức độ thỏa mãn. Đó chính là lý do những người nghiện mua đồ hiệu thì ngày càng lao đầu vào những món đồ đắt tiền.

Những món đồ đắt tiền ban đầu sẽ không thể nào thỏa mãn họ được nữa, họ cần những đồ xa xỉ hơn. Tất nhiên tôi cũng không muốn các bạn bị tự kỷ và stress trong thời kỳ khủng hoảng. Giữ một cái đầu và một tâm lý minh mẫn, thoải mái khác với việc buông lơi, dễ dãi với bản thân, shopping mua vui. Tiếp theo, các bạn cần kiểm tra lại hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền nhà, những khoản chi tiêu hàng tháng và những khoản trả tiền tự động qua ngân hàng, như dịch vụ thuê Netflix, đăng ký dịch vụ hàng tháng. Lúc này, những khoản chi tiêu nào bất hợp lý thì bạn nên loại bỏ hoặc có thể chuyển sang một nhà cung cấp khác với giá rẻ hơn.

Việc kiểm tra này rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn xác định được số tiền bạn chi tiêu trong một tháng của mình. Từ đó lập ra kế hoạch an toàn tài chính. Để có được sự an toàn tài chính thì các bạn cần phải lập một quỹ dự phòng. Với các doanh nghiệp thì đây là vốn lưu động. Vốn lưu động doanh nghiệp nên bằng 4 6 tháng chi phí hoạt động. Tức là trong 4 6 tháng không có một đồng doanh thu nào thì các bạn vẫn đủ tiền duy trì hoạt động trong thời gian này. Các doanh nghiệp nhỏ thì nên là 6 tháng, còn các doanh nghiệp lớn thì là 4 tháng vì chi phí vận hành của họ lớn và họ có uy tín để có thể vay vốn ngân hàng.

Nói từ 4 6 tháng nhưng khi khủng hoảng xảy ra, các bạn sẽ khéo co kéo và có thể kéo dài hơn. Đối với chi tiêu cá nhân và gia đình thì các bạn cần chuẩn bị ít nhất là 6 tháng. Số tiền này đủ cho các bạn sống một cuộc sống bình thường, đảm bảo sinh hoạt gia đình vẫn theo lối sống hàng ngày trong 6 tháng nếu bạn không có thu nhập. Lúc này bạn mới có thể coi là an toàn tài chính. Hai, tiết kiệm! Điều quan trọng tiếp theo đó chính là tiếp tục tiết kiệm. Sẽ có bạn cười với tôi rằng làm gì có thu nhập mà tiết kiệm. Nhưng lúc này có thể sẽ là lúc các nguồn thu nhập về chậm sẽ trở về với bạn. Ví dụ như một đơn hàng từ tháng trước mà bây giờ khách hàng mới thanh toán.

Hoặc đến kỳ hạn trả lãi suất của ngân hàng hoặc hỗ trợ xã hội. Đôi khi đơn giản là bạn có thể đòi được tiền vay từ ai đó. Đó sẽ không phải là nguồn thu nhập định kỳ, thường xuyên của các bạn, nhưng đó sẽ là một nguồn thu giúp cho các bạn vượt qua đại dịch. Nhiều bạn hiểu lầm về tiết kiệm. Các bạn thường tiêu pha tiết kiệm những đồng tiền còn thừa lại. Đây là cách tiết kiệm sai lầm. Cách tiết kiệm đúng là các bạn phải trích ra % tiết kiệm ngay khi nhận được thu nhập và tiêu dùng khoản còn lại sau khi đã tiết kiệm. Tiết kiệm cực kỳ quan trọng trong thời gian này. Vì không ai có thể dự đoán được dịch bệnh sẽ diễn ra trong bao lâu và sẽ diễn biến như thế nào.

Nếu các bạn đủ tài chính để an toàn trong 6 tháng nhưng dịch bệnh còn diễn ra dài hơn thì sao? Ngay sau khi dịch bệnh kết thúc, các bạn có thể đi làm ngay và kiếm được thu nhập không? Hay các bạn còn mất mấy tháng để loay hoay tìm công việc mới? Chính vì vậy, việc tiết kiệm sẽ giúp các bạn đảm bảo và có sự an toàn về tài chính. Các bạn cũng nên tranh thủ những gói cứu trợ của Chính phủ, những hỗ trợ doanh nghiệp của ngân hàng. Chuyển qua sử dụng những gói khuyến mại của các nhà cung cấp tung ra trong thời kỳ đại dịch. Như là giảm giá cước điện thoại, internet, truyền hình cáp và thậm chí là nên mua bảo hiểm.

Các bạn đừng nghĩ rằng chi tiêu không phải là tiết kiệm. Tiết kiệm là để đảm bảo sự an toàn cho tương lai của các bạn và bảo hiểm là một công cụ để đảm bảo sự an toàn. Tiết kiệm không phải chỉ để đảm bảo an toàn cho cuộc sống hiện tại của bạn. Nó còn là tích lũy vốn để các bạn sẵn sàng nguồn lực nắm bắt các cơ hội làm giàu mà tôi chia sẻ tại cuối video. Vì vậy hãy kiên nhẫn xem toàn bộ video này nhé ! Chắc chắn các bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị. Trước khi nói về điều quan trọng tiếp theo, các bạn hãy giúp tôi ấn vào nút Like của Youtube để cho Youtube hiểu rằng video này có giá trị và tiếp tục chia sẻ đến nhiều người hơn nữa.

Các bạn đã ấn nút Like chưa? Nếu ấn rồi thì chúng ta sẽ tiếp tục nhé ! Ba, đầu tư cho bản thân ! Việc thứ ba mà các bạn cần làm đó chính là đầu tư vào bản thân. Đầu tư bản thân là một cuộc đầu tư không bao giờ lỗ. Các tài sản của bạn có thể bị mất đi khi bạn bị bệnh, bị cướp. Tuy nhiên, chỉ có tri thức trong đầu bạn thì sẽ không bao giờ bị mất đi và bạn càng chia sẻ nhiều, bạn càng có nhiều. Ai trong chúng ta cũng đều có những đam mê, nhưng vì cơm áo gạo tiền mà chúng ta phải tạm gạt bỏ những giấc mơ đó sang một bên để nuôi sống gia đình. Đây chính là thời gian để các bạn sống chậm lại, theo đuổi đam mê của bản thân, khám phá những tiềm năng của bản thân mà bạn chưa từng biết tới.

Và biết đâu những năng lực ấy lại đem lại cho các bạn một nguồn thu nhập từ công việc freelancer, những công việc tự do mà bạn có thể làm ngoài công việc chính. Nếu các bạn không thể đi ra ngoài thì hãy đi vào bên trong. Tĩnh tâm cảm nhận bản thân mình, rèn luyện cho mình một thái độ kiên cường và lạc quan trước mọi nghịch cảnh, trước mọi tình huống trong cuộc sống. Ai trong chúng ta chắc cũng cảm thấy cô đơn khi giãn cách xã hội. Bí quyết để bạn chống chọi lại sự cô đơn chính là lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động của bản thân mình. Buổi sáng bạn làm gì? Buổi tối bạn làm gì? Vào thời gian nào? Đó chính là những điều bạn cần lên kế hoạch.

Các bạn càng chi tiết và tuân thủ theo thời gian biểu đó thì nhịp sống hàng ngày của các bạn sẽ không bị thay đổi và không còn bị cảm giác cô đơn, lạc lõng. Nếu bạn thức dậy một ngày mới mà không biết rằng mình cần làm gì thì sẽ rất chán nản. Lúc chán nản thì đầu óc lại càng hay nghĩ linh tinh. Bốn, tìm kiếm cơ hội ! Khi mọi thứ đang hỗn loạn thì luôn có nguy cơ, tức là có cả nguy hiểm và cơ hội. Rất nhiều người nói rằng, lúc này tiền mặt là Vua. Nhưng điều đó không chính xác ! Thứ các bạn cần tích lũy bây giờ không phải là tiền mặt mà là các tài sản có giá trị, không bị mất giá và có tính thanh khoản cao.

Để hỗ trợ cho nền kinh tế, Mỹ đã tung ra gói cứu trợ trị giá 2000 tỷ đô la. Các nước Châu Âu cũng mạnh tay chi để cứu nền kinh tế, như Anh là 400 tỷ Euro, Pháp là 45 tỷ, Thụy Sĩ 30 tỷ, Tây Ban Nha 200 tỷ Euro. Việt Nam cũng không kém cạnh với 250.000 tỷ VND cho tín dụng và 30.000 tỷ VND hỗ trợ thuế. Và đến hè này, chúng ta sẽ thấy các nền kinh tế ngập trong tiền. Tỉ lệ lạm phát sẽ tăng cao như khủng hoảng kinh tế năm 2008. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, đã có lúc lãi suất gửi ngân hàng gần 20% / năm. Đây là một cuộc chiến tranh tiền tệ ! Các nước sẽ bắt buộc phải in tiền, không phải chỉ để hỗ trợ cho nền kinh tế mà còn đảm bảo tỉ giá hối đoái, giữ cho cán cân thương mại không mất kiểm soát.

Và theo quy luật kinh tế, các tài sản sẽ lần lượt tăng giá trị là vàng, kinh doanh sản xuất, chứng khoán, bất động sản Các bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được quy luật và lý do của hiện tượng này. Khi tiền được in ồ ạt thì vàng sẽ tăng giá để đảm bảo giá trị cho tiền giấy Nền kinh tế sẽ phục hồi từ từ nhờ các gói hỗ trợ giúp cho việc kinh doanh và sản xuất trở lại đúng quỹ đạo bình thường. Các công ty làm ăn phát triển thì giá cổ phiếu của họ sẽ tăng cao. Khi thị trường chứng khoán ấm lên thì sẽ có một dòng tiền chạy vào kênh đầu tư là bất động sản. Tại sao các bạn phải nắm rõ quy luật này? Vì tiền luôn chạy, nó chạy từ chỗ này qua chỗ khác khiến cho một số nơi tăng giá trị và một số nơi giảm giá trị.

Nếu các bạn cứ khư khư nắm lấy tài sản của mình mà không để ý là nó đang tăng hay giảm giá trị thì tài sản của bạn sẽ bị bốc hơi. Năm 2008, giá vàng trung bình là 17,5 triệu đồng/ 1 cây vàng SJC. Năm 2012, giá vàng trung bình là 47,3 triệu đồng/ 1 cây vàng SJC. Giả sử, bạn mua một chung cư giá 1,75 tỷ đồng, tức là 100 cây vàng SJC vào năm 2008. Tôi lấy ví dụ là chung cư bởi vì chung cư thường không tăng giá và thậm chí giá còn giảm đi vì khấu hao sử dụng mỗi năm. Đến năm 2012, bạn bán căn chung cư đó đi với giá 1,75 tỷ, tức là 37 cây vàng. Vậy là chỉ trong 4 năm, bạn đã bị lỗ mất gần 63 cây vàng.

Không ai lấy tiền của bạn, nhưng giá trị bạn nắm trong tay sẽ chuyển từ nơi này qua nơi khác mà bạn không hề biết. Hơn nữa, Chính phủ “bơm” tiền ra để hỗ trợ nền kinh tế thì có lúc sẽ phải thu tiền về để kiềm chế lạm phát. Tiền được thu về sẽ bằng các loại thuế, phí hoặc tăng lãi suất cho vay. Vậy nên, các doanh nghiệp vay được vốn chưa chắc đã tốt nếu họ không thể sử dụng được vốn vay hiệu quả mà đầu tư lung tung, đa ngành, giàn trải. Theo quy luật, khi mọi thứ lên tới đỉnh thì sẽ phải đi xuống dốc. Các bạn giữ tiền, vàng hay bất động sản? Đâu là ngành các bạn sẽ đầu tư sau đại dịch này? Các bạn hãy chia sẻ với tôi bằng cách comment bên dưới.

https://www.youtube.com/watch?v=M9M-aAyS154

https://youtu.be/M9M-aAyS154Chào mừng các bạn đã đến với kênh Youtube Vũ Minh Trường Nơi tôi chia sẻ những suy nghĩ của mình về cuộc sống cũng như là kinh doanh. Hiện nay, chỉ còn một vài ngày nữa thôi là chúng ta sẽ kết thúc 14 ngày lệnh giãn cách xã hội. Tuy lệnh giãn cách xã h

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.