Shark Liên nhận định: Thành công không nhất thiết phải học đại học…

Posted by

“Thành công không nhất thiết phải học đại học… Hãy cùng vượt qua lối mòn định kiến suy nghĩ về học vấn bằng cấp, để tôn trọng năng lực và mơ ước của thế hệ trẻ”, Shark Liên đưa ra quan điểm.

“Thành công không nhất thiết phải học đại học… Hãy cùng vượt qua lối mòn định kiến suy nghĩ về học vấn bằng cấp, để tôn trọng năng lực và mơ ước của thế hệ trẻ”, Shark Liên đưa ra quan điểm.

Đại học không phải con đường duy nhất đến thành công, nếu không chạm đến giảng đường bạn cũng không phải người thất bại.

Shark Liên – Làm trái ngành học nhưng vẫn thành công

Shark Đỗ Liên sinh ra và lớn lớn tại gia đình có truyền thống giáo dục lâu đời. Bởi vậy ngay từ nhỏ bà đã theo định hướng của gia đình và học tại khoa Ngữ Văn trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2.

Tưởng chừng như cô gái 23 tuổi ấy, sẽ tốt nghiệp ra trường và nối nghiệp từ cha mẹ để trở thành một giáo viên tâm huyết. Nhưng không, sau 3 năm làm giáo viên cấp 2, Shark Liên đã dừng lại nghề giáo ở tuổi 25 và vào Vũng Tàu để làm công việc mới – một nhân viên của Viện Bảo Tàng. 

Thời của Shark Liên nghề giáo là nghề cao quý và trở thành một ngành nghề HOT trong thời đại bây giờ. Ấy vậy mà bà quyết định từ bỏ để bước chân vào một lĩnh vực mới – đó là bảo hiểm. Đây là quãng thời gian khó khăn gian nan của cô gái năm 25 tuổi nhưng Shark Liên vẫn luôn mạnh mẽ, kiên trì dù đang phải lăn lội một mình ở nơi đất khách quê người. 

Năm 1996, Shark Liên bắt đầu công việc trong ngành bảo hiểm tại Tổng Công Ty Bảo Hiểm Bảo Minh. Sau 8 năm gắn bó bà rời khỏi Bảo Minh và thành lập công ty bảo hiểm AAA năm 2005.

AAA dưới sự dẫn dẵn của “vị cá mập bà ngoại” đã thật sự bùng nổ trở thành công ty có tầm ảnh hưởng lớn. Từ doanh thu 5 tỷ vào năm 2005, đã tăng lên 218 tỷ năm 2008, và 400 tỷ năm 2011.

Vào năm 2009, khi cả nước đang đứng trước nguy cơ bị chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thì công ty AAA vẫn nghị lực đứng vững trên thị trường, đặc biệt doanh nghiệp đã thu về 320 tỷ doanh số và trở thành 1 trong 50 thương hiệu nổi tiếng bậc nhất tại Việt Nam. Năm 2010, bảo hiểm AAA tiếp tục nhận giải” thương hiệu nổi tiếng quốc gia 2010) và Shark Liên  được tôn vinh và nhận giải ”Doanh nhân xuất sắc Đất Việt”. 

Tuy nhiên, dù công ty đang ở thời kỳ đỉnh cao, trước sự bất ngờ của nhiều người, “bà đỡ Shark Liên” vẫn rút khỏi ngành Bảo hiểm. Sau đó bán lại toàn bộ cổ phần của mình cho Tập đoàn IAG đến từ Úc. Trong thời điểm đó, Shark Liên muốn trải nghiệm nhiều hơn, thử sức trong nhiều lĩnh vực mới.

“Với bản tính luôn tìm cái mới và thử thách bản thân, tôi không muốn làm những việc giống nhau mỗi ngày. Tôi nghĩ, với nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, được trải nghiệm, cùng với đối tác mới, kiến thức mới, nếu “còn duyên” sẽ có cơ hội quay trở lại với lĩnh vực bảo hiểm”, bà Liên lý giải về quyết định của mình.

Và đúng như dự định của bà, cái duyên cứ theo bà như định mệnh, chỉ trong vòng 5 năm sau, đến năm 2018, người phụ nữ làm trái ngành để theo đuổi đam mê đó quay lại thị trường cũng bất ngờ như cách bà rời đi trước đó. 

Nhà sáng lập thương hiệu AAA một thời chính thức “tái xuất” thị trường bảo hiểm phi nhân thọ bằng việc ra mắt ứng dụng bán bảo hiểm có tên LIAN vào tháng 10 năm ngoái.

Sản phẩm được bà gọi bằng tên “Ứng dụng bảo hiểm 4.0”. Bắt kịp xu hướng hiện đại hóa, dự án LIAN đã giúp việc giao dịch thanh toán, đăng ký, mua bảo hiểm được dễ dàng, nhanh chóng hơn. Chỉ bằng 1 chiếc điện thoại, người dùng có thể sử dụng tất cả dịch vụ hữu ích từ bảo hiểm. 

Đến nay, ngoài dự án Lian, bà Liên còn đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tập đoàn AquaOne, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty nước mặt sông Đuống, Hiệu trưởng trường Đào tạo Quản lý doanh nghiệp (CBAM), Chủ tịch Quỹ Môi trường Xanh Việt Nam (Green Vietnam Fund) và Lãnh sự danh dự Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam. 

Chính những thành công mà Shark Liên đã nhận được, vị cá mập quyền năng này được Thủ Tướng Chính Phủ tặng bằng khen và nhiều năm được trao tặng cúp Bông Hồng VÀNG.

Đại học không phải con đường duy nhất tới thành công

“Đại học rất tốt và thực sự cần thiết, nhưng không phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công!”, nhà báo Ngô Bá Lục chia sẻ.

Đại học – với tôi, không có nghĩa lý gì!

Tất nhiên, đó là đại học tại chức. Và tất nhiên, với cụ thể một cá nhân, là tôi!

Tôi tin, sẽ không nhiều, thậm chí rất ít những người cùng quan điểm này. Nhưng, ít không có nghĩa là không có lý!

Năm 18 tuổi, lúc chuẩn bị hết cấp 3, cả khoá hì hục, hí hửng ghi danh thi vào các trường đại học, tôi cũng máu mê lắm. Học xong không thi đại học, không lẽ ở nhà đi cày, lấy vợ, đẻ con và lại quay cái vòng luẩn quẩn nghèo vẫn hoàn nghèo! Tôi thích sư phạm. Tôi thích làm thầy giáo, lại biết sức mình có hạn, nên thì vào Cao đẳng Sư phạm Hà Bắc, và… trượt!

Tôi khá may mắn bởi nhiều đứa bạn phải nghe theo sự “chỉ định” thi vào đâu của bố mẹ. Còn thầy u tôi đến cơm chả có mà ăn no, một lũ con lít nhít thì lo cho học hết 12 đã đầu tắt mặt tốt rồi. Việc thi cử, tự các con lo. Thế nên, hồi đó thi sư phạm, vẫn nằm trong 3 ước mơ tôi thích nhất: Diễn viên – Thầy giáo – Dẫn chương trình. Không phải như nhiều đứa, chẳng được thi trường mình thích.

Rồi tôi được anh trai lôi ra Móng Cái, đi buôn. Sau 2 năm, anh cho tôi đi học. Lần này không giống lúc 18 tuổi, tôi phải thi vào trường do anh trai chỉ định: Trung cấp Kinh tế.

Theo lộ trình anh vẽ ra: Học trung cấp 2 năm, ra trường anh xin việc cho, vài năm sau học đại học, là xong, cứ thế làm đến cuối đời.

Tôi đã đi đúng theo con đường đó, chuẩn không cần chỉnh. Tôi học trung cấp kinh tế của tỉnh, thuộc loại giỏi nhất nhì, nổi lắm, ai cũng biết, tất nhiên là thời điểm đó và ở ngôi trường đó.

Ra trường, anh trai xin cho tôi vào Cục thuế. Cả đợt đó mấy chục người, đa số đại học chính quy bằng đỏ chót. Tập huấn xong, các anh chị được điều về chi cục các huyện thị, có 3 người được ở lại Văn phòng Cục của tỉnh, trong đó có tôi. Và tôi, là đứa học trung cấp duy nhất. Nhiều người xì xào, tôi biết, nhưng kệ.

Rồi tôi đi làm. Một cán bộ công chức mẫn cán. Ngoan, biết điều, tham gia sôi nổi các hoạt động Đoàn. Rồi tôi làm Bí thư đoàn cơ quan.

Tôi được giải hát hò nhảy múa, cấp tỉnh, cấp toàn quốc. Ai cũng khen giỏi. Từ các sếp đến các anh chị đồng nghiệp. Nhưng mà là giỏi các hoạt động, còn chuyên môn ngành thuế, tôi chưa 1 lần được khen.

Hồi đó, hàng ngày tôi đi làm mà chỉ hóng Nhà hát Việt Nhật có gì để trốn việc ra xem. Tôi luôn lẻn đi ra bưu điện mua báo, toàn mua những tờ báo văn hoá nghệ thuật. Có bao nhiêu tiền, tôi gần như mua hết báo chí và tranh ảnh liên quan văn hoá nghệ thuật. Rồi tôi thử viết báo, công việc tôi thích từ bé nhưng chưa biết gọi tên. Tôi cũng gửi nhưng không được đăng.

Tôi chẳng buồn, lại viết tiếp. Lần này, tôi viết ngắn hơn, tin tức kiểu nhìn thấy cái gì chướng mắt ở ngoài phố thì viết, thế là được đăng ngay. Tôi nhớ đó là bài viết về sự “lố bịch” của cái bùng binh mới xây, nó to như cái sân bóng trẻ con, vừa phí đất, vừa tốn kém.

Sau bài đăng trên báo tỉnh, một thời gian sau, cái bùng binh đó được xén bớt đi. Tôi nghĩ, thế là bài báo của mình có ảnh hưởng. Và lúc đó, tôi biết rằng, báo chí thực sự có tác dụng tức thời đối với đời sống. Tôi bắt đầu viết. Từ báo tỉnh, tôi gửi lên trung ương. Rồi ngoài tin tức của tỉnh, tôi bắt đầu viết bình luận âm nhạc…

Tôi bắt đầu bỏ bê công việc thuế má, dù ngày nào cũng vẫn đến cơ quan, cho chân gầm bàn, bật máy tính lên đọc và viết báo. Thỉnh thoảng đi kiểm tra doanh nghiệp, ngồi kiểm tra hoá đơn, tôi ngủ gật suốt buổi. Các anh chị trong đoàn chả bao giờ kêu ca, vì biết rằng, tôi không giỏi nghiệp vụ.

Cứ bữa trưa xong, doanh nghiệp lại rủ cả đoàn đi hát karaoke (thực ra đi nghe tôi hát), rồi về. Hẳn 10 năm như thế. Đi làm 10 năm vẫn lương 900.000 đồng, một năm được vài cái phong bì 200.000 đồng của đơn vị xuống kiểm tra. Nhưng vẫn sống được, vì tối nào tôi cũng đi hát hoặc viết báo.

Suốt những năm tháng làm thuế đó, cuộc sống tôi như con chim trong lồng. Không phải bị đối xử tồi tệ, thậm chí cơ quan và mọi người quá yêu thương và chiều chuộng, nhưng tôi luôn cảm thấy mình không phải là mình. Lúc nào đầu óc tôi cũng hướng về chuyện hát hò và viết báo. Nhiều khi tôi mệt mỏi và chán nản đến mức muốn bỏ đi, nhưng rồi nể sợ gia đình, tôi lại chấp nhận làm một cán bộ thuế. 

Khi báo của trung ương đặt hàng nhiều, tôi nghĩ, hoá ra, đây mới là công việc của mình, mới là con người, bản ngã của mình. Bởi khi khi bật máy tính lên và viết, tôi mới thực sự cảm thấy sung sướng.

Có hôm viết xong bài báo tâm đắc, tôi cảm giác như mình “lên đỉnh”, thấy hoan hỉ và thăng hoa. Rồi tôi nghĩ, mình đã làm cái việc đam mê, yêu thích, và được người ta ghi nhận, đánh giá cao, thế thì tại sao mình không phải là một nhà báo chính hiệu, mà cứ làm anh cán bộ thuế rồi viết báo nghiệp dư? Tại sao mình cứ phải chôn chân ở đây, làm cái công việc nhàm chán và mệt mỏi thế này?

Tôi quyết định thay đổi!

Ban đầu, tôi chỉ có 2 người bạn thân ủng hộ, còn lại phản đối. Nhưng tôi đã xác định phải về Hà Nội. Tôi phải làm báo, phải thay đổi số phận của mình!

Tôi phải phản bội anh trai và niềm hy vọng của gia đình. Tôi bỏ thuế! Khi ấy xác định, nếu không thành công trong phi vụ “đổi đời” này, tôi chấp nhận đánh giày, bán bóng để trụ lại Hà Nội.

Cái mong muốn thay đổi nó lớn đến mức, tôi hoàn toàn chấp nhận trở thành người lao động tầng thấp nhất của xã hội nếu thất bại, chỉ để làm bảo chứng cho việc thay đổi nghề nghiệp của mình.

Và cho đến hôm nay, sau 10 năm làm báo, tôi thấy mình đã đúng. Đúng, khi dám thay đổi công việc không phù hợp với mình, dám vứt bỏ vị trí nhiều người mơ ước của ngành thuế, đương đầu với khó khăn khi chuyển đổi, đối mặt với gia đình… Tôi đã dám làm, và làm được. Tất nhiên, có cả những mất mát!

Tôi làm báo, bắt đầu từ đam mê viết lách, bằng những thử sức, khám phá, tò mò. Và trong 10 năm làm báo chuyên nghiệp, tất cả kiến thức tôi học được, là từ những người bạn của tôi.

Đó có thể là đồng nghiệp, là nghệ sĩ, doanh nhân, cũng có thể chỉ là những người bạn trên mạng xã hội, hay ở ngoài đường không quen biết…

Tôi không chỉ học 4 năm như đại học, không theo mùa, không nghỉ hè. Tôi học hàng ngày, và học mãi! Đó, cụ thể và chính xác hơn: Trường đời!

Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn học, bạn có thể học được ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào mà không nhất thiết cứ phải vào trường đại học.

Nếu bạn thực sự thích, bạn phải dám dấn thân, chấp nhập đánh đổi những thứ ngọc sự. Muốn theo đuổi đam mê, làm điều mình thích và có năng khiếu, bạn phải dám đương đầu, đối mặt mới mẻ, khó khăn.

Bạn học đại học, sẽ cực tốt, nếu bạn đủ trình độ để theo học, và quan trọng nhất, là bạn được học chính ngành nghề bạn có khả năng và yêu thích, bạn thực sự đam mê với nó.

Còn nếu bạn đang học đại học vì gia đình, vì a dua, vì… thấy trường đó tốt, vì… ngành này ngành nọ học xong dễ xin việc… mà nó không phải ngôi trường đào tạo ngành bạn yêu thích và có khả năng, thì bạn đã nhầm. Bạn đang phung phí 4 năm tuổi xuân đẹp nhất cuộc đời cho những tháng ngày nhạt nhẽo và vô bổ.

Vì thế, nếu bạn chuẩn bị thi đại học, hãy nhớ: Chỉ nên thi vào trường nào mình yêu thích và thực sự có khả năng, cũng như mong muốn được làm nghề đó sau khi ra trường.

Nếu ngành nghề bạn yêu thích và có khả năng nhưng lại không có hệ đào tạo đại học, thì trung cấp, cao đẳng cũng được, chẳng sao, miễn là được sống đúng với đam mê của mình.

Còn những bạn đã và đang học đại học nhưng rơi vào tình trạng “học giả”, tức là học trái ngành nghề, trái khả năng, đam mê, xin hãy mạnh dạn thay đổi.

Bạn có thể thi lại vào trường khác, hoặc đi học nghề, làm những việc bạn nghĩ có thể kiếm ra tiền mà không cần học đại học… để tránh rơi vào tình trạng ra nhập đoàn quân thất nghiệp, 15.000-18.000 cử nhân mỗi năm; để không bị hối hận vì đã “dâng hiến” tuổi thanh xuân cho những điều vô bổ.

Đại học rất tốt và thực sự cần thiết, nhưng không phải là con đường duy nhất để dẫn đến thành công! Hãy tính táo trước khi quá muộn!

Đây là bài chia sẻ trên trang cá nhân của nhà báo Ngô Bá Lục, thu hút hơn 1.500 like (thích) và hàng trăm chia sẻ, bình luận của cộng đồng mạng. Được sự đồng ý của anh, Zing.vn chia sẻ câu chuyện trên tới độc giả còn đang băn khoăn trước những dự định đầu đời.

Phóng viên cũng đã có buổi trò chuyện với nhà báo Ngô Bá Lục, xoay quanh những thắc mắc về định hướng đúng, sai của các bạn trẻ trước ngưỡng đường bước chân vào đại học. 

– Ở tuổi 17, nhiều bạn trẻ được gia đình định hướng việc học đại học, chứ không tự quyết định. Không ít bạn trẻ chọn bừa sau đó hối hận vì không suy nghĩ kỹ hơn về cuộc đời mình. Theo anh, những người trẻ  cần làm gì để có thể quyết định bước đi cho mình?

– Điều quan trọng nhất là các em phải thay đổi tư duy, xác định chắc chắn rằng, đại học không phải con đường duy nhất. Tri thức là điều ai cũng cần bồi bổ cho bản thân. Vì thế, thi đại học vẫn là một trong những con đường học vấn quan trọng. Chỉ có điều, bạn phải xác định thật rõ ràng:

+ Thực sự khả năng của mình có thể thi được đại học không, tránh việc hàng trăm nghìn thí sinh đăng ký thi mà không bao giờ có thể đỗ vì học lực bản thân thực sự kém.

+ Xác định rõ khả năng và đam mê của mình để chọn trường. Ví dụ, bạn yêu ngành nghệ thuật thì nên thi nghệ thuật, thích công nghệ thì thi CNTT, Bách Khoa, Đại học Quốc gia…

+ Cần biết tranh luận với cha mẹ trong việc định hướng. Tôi nhấn mạnh là tranh luận chứ không cãi cùn. Bố mẹ có thể không đúng hoàn toàn, nhưng họ cũng có lý do tư vấn cho con. Vì thế, nếu bạn và bố mẹ không cùng quan điểm, hãy đưa ra những lý lẽ thực sự thuyết phục, trong điều kiện, đòi hỏi của bạn phải đúng.

– Lời khuyên của anh dành cho các bạn trẻ trong việc lựa chọn trường đại học?

– Hãy nghĩ đến “đầu ra” ngay từ khi bạn xác định thi vào trường nào đó. Và để có một “đầu ra” thuận lợi thì ngay từ đầu, bạn phải có kế hoạch “hành” rõ ràng, cụ thể. Cứ tập lên kế hoạch cho cuộc đời mình đi, nếu bạn thực sự mong muốn thành công. Từ kế hoạch đó, bạn sẽ biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để học và hành.

– Trong trường hợp các bạn trẻ đi theo lối dẫn của gia đình, liệu việc học tập chăm chỉ tại trường có đủ?

– Bên cạnh học lý thuyết, bạn hãy lao vào đời sống tìm hiểu và trải nghiệm; trang bị kỹ năng mềm, từ giao tiếp, ứng xử đến việc quan hệ trong môi trường làm việc như thế nào, với lãnh đạo ra sao, với cấp trên cấp dưới. Hãy luôn chủ động mở rộng vốn kiến thức và kỹ năng của bản thân. Đó là điều cần thiết cho cuộc đời bạn.

– Việc không thi đại học hiện nay gần như chưa được nhiều bạn trẻ và gia đình chấp thuận, anh có quan điểm gì về vấn đề này?

– Học đại học hay không, bạn biết xác định khả năng bản thân và sống hết mình với đam mê, mới có thể thành công. Còn nếu cứ quy định học thật giỏi, rồi sẽ xin được việc làm, thì đó là quan niệm cần thay đổi. Biết được khả năng của mình là lĩnh vực gì và theo đuổi nó tới cùng, đó mới là yếu tố để bạn thành công trong cuộc sống!

Bầu Đức: Đừng ngộ nhận về bằng đại học, các bạn học đại học có 5 năm còn tôi học trường đời 35 năm rồi

HAGL sẵn sàng chấp nhận những người chưa có bằng cấp vào công ty nhưng không chấp nhận những người không có nỗ lực học hỏi và vươn lên. Bản thân bầu Đức là ông chủ nhưng ông cũng phải tự học hỏi rất nhiều trên “trường đời”.

Bầu Đức chia sẻ: “Tôi không có bằng đại học là đúng nhưng người ta tưởng tôi không học là hiểu lầm. Ở trường đại học, các bạn chỉ học có 5 năm còn tụi tôi học trường đời tới 35 năm rồi”.

Các cán bộ cấp cao ở HALG cũng thấm nhuần tư tưởng của bầu Đức nên ai cũng trong trạng thái “vừa học vừa làm”. Bầu Đức tiết lộ một kế toán trưởng được đánh giá cao của HALG có khởi điểm là sinh viên Đại học Sư phạm. Vì không xin được việc ở Hà Nội, người này phải lên Gia Lai đầu quân cho HAGL.

Vị kế toán trưởng này đã cố gắng học thêm ngoại ngữ, trau dồi kiến thức và trở thành cán bộ cấp cao. Nhờ sự quyết tâm cao và lòng say nghề nhưng rất khiêm nhường, anh này đã được bầu Đức cử đi đào tạo thêm ở nước ngoài 4 năm, sau đó đề bạt làm đại diện chi nhánh tập đoàn tại Singapore.

“Trường hợp cán bộ này không phải hiếm ở Hoàng Anh Gia Lai” – Bầu Đức khẳng định.

Vì đề cao tinh thần học hỏi nên trong báo cáo thường niên 2014, ngay trong phần đầu tiên giới thiệu về nhân sự, HAGL khẳng định: “Trải qua 21 năm hình thành và phát triển, đến nay, đội ngũ nhân sự của HAGL không chỉ tăng về số lượng, mà còn không ngừng phát triển, liên tục trau dồi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức chuyên môn”.

Sau 2 thập kỷ hoạt động, đến nay, khi tổng nhân sự đã lên tới con số 24.111 người, dường như HAGL vẫn chưa thay đổi quan niệm “vào trước, học sau” của mình.

Khi tuyển dụng, đa số các công ty khác đều ưu tiên “người có bằng thạc sĩ”, “người có bằng tiến sĩ”,… thì HAGL lại xác định “Trong dài hạn, Tập đoàn ưu tiên nguồn nhân lực ở địa phương, vì có tính ổn định và chất lượng khá cao”.

Bên cạnh đó, Tập đoàn có chính sách đặc biệt ưu đãi những người địa phương có năng lực thực sự và có đạo đức tốt đang làm việc ở các thành phố lớn trở về làm việc tại TP Pleiku và các vùng dự án”.

Vì đề cao việc học nên hiếm có nhân viên nào của HAGL không được đào tạo. HAGL khẳng định: “Việc đào tạo và huấn luyện các kỹ năng, chuyên môn cần thiết được thực hiện tại nơi làm việc hoặc đào tạo các khóa học bên ngoài theo kế hoạch đào tạo của Tập đoàn được lập từ đầu năm”.

Chính vì quan niệm không có bằng cấp nhưng vẫn phải học nên HAGL không quan tâm xuất phát điểm của nhân viên, thậm chí lãnh đạo cấp cao, miễn là tất cả phải cố gắng học hỏi, trau dồi. Chính vì vậy, hiện nay, ngoài bầu Đức, tất cả lãnh đạo cấp cao của HAGL đều ít nhiều sở hữu một tấm bằng.

Ví dụ, ông Đoàn Nguyên Thu, em trai bầu Đức, có bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, ông Nguyễn Văn Sự – nguyên TGĐ có bằng Cử nhân Kinh tế, ông Võ Trường Sơn, TGĐ có bằng thạc sĩ Tài chính và Cử nhân luật,…

Bên cạnh việc đề cao tinh thần học hỏi, HAGL còn ưu tiên những người có đạo đức, khiêm nhường. Bầu Đức khẳng định, HAGL không bao giờ tuyển dụng những người “chảnh chọe”. Theo bầu Đức, ngay cả người thành công rồi vẫn cần phải khiêm nhường và tiếp tục học hỏi.

Bầu Đức tiết lộ, với HAGL, đạo đức là một trong những tiêu chí hàng đầu khi tuyển dụng nhân sự, sau đó mới đến năng lực, kiến thức.

Theo ZingnewVTCnews

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

“Thành công không nhất thiết phải học đại học… Hãy cùng vượt qua lối mòn định kiến suy nghĩ về học vấn bằng cấp, để tôn trọng năng lực và mơ ước của thế hệ trẻ”, Shark Liên đưa ra quan điểm.

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.