SWOT là công cụ hữu hiệu khi chỉ ra điểm mạnh, yếu và cơ hội, thách thức của doanh nghiệp khiến chiến lược Marketing trở lên thành công.
Ma trận SWOT là gì?
SWOT là công cụ hữu hiệu khi chỉ ra điểm mạnh, yếu và cơ hội, thách thức của doanh nghiệp khiến chiến lược Marketing trở lên thành công.
Ma trận SWOT là gì?
SWOT là viết tắt tiếng Anh của 4 từ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Mô hình SWOT là công cụ giúp mang lại cái nhìn tổng quan để phân tích được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ…
Mô hình SWOT thường được sử dụng ở bước đầu khi lên kế hoạch marketing cho doanh nghiệp.
Thế nào là phân tích SWOT
Phân tích SWOT chính là một yếu tố quan trọng giúp tạo ra chiến lược sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Về cơ bản thì phân tích SWOT chính là phân tích các yếu tố như Điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats) để từ đó bạn có thể xác định được hướng đi cho doanh nghiệp.
Ma trận SWOT dùng để làm gì?
Ma trận SWOT sẽ giúp mang lại cái nhìn sâu sắc nhất về tổ chức, doanh nghiệp cũng như cụ thể từng dự án. Ma trận SWOT giúp người lập kế hoạch hay chủ doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan, toàn diện trong việc ra quyết định hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch. Vậy nên mô hình này được áp dụng trong nhiều công đoạn như phát triển chiến lược, phát triển thị trường, lập kế hoạch cho công ty, đánh giá hiệu quả hoạt động, ra quyết định, đánh giá đối thủ cạnh tranh, kế hoạch phát triển sản phẩm mới chiến lược mở rộng thị trường,…
Áp dụng ma trận SWOT vào marketing
Ma trận SWOT được trình bày dưới dạng bảng 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats. Lưu ý rằng cần xác định rõ ràng chủ đề phân tích bởi SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay một chủ thể nào đó, bao gồm các tiêu chí như vị trí, độ tin cậy của công ty, sản phẩm/nhãn hiệu, đề xuất, chiến lược thâm nhập thị trường mới hay bao phủ thị trường,…
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
Trong marketing, trước khi đưa ra chiến lược marketing thì các marketer áp dụng ma trận SWOT để phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty. Trong đó yếu tố bên trong thường là: mục tiêu công ty, định hướng công ty, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, tài chính,…Các yếu tố bên ngoài cần thiết là môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.
Phân tích ma trận SWOT hãng hàng không Vietjet Air
Điểm mạnh đầu tiên của hãng là mức tăng trưởng thị phần tăng nhanh chóng qua từng năm. Mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2011 nhưng Vietjet đã trở thành hãng hàng không nội địa lớn nhất với 42% thị phần. Công ty báo lãi liên tục kể từ năm 2013.
Điểm mạnh thứ hai của Vietjet là có chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm thuộc hàng thấp nhất châu Á cũng như thế giới. Doanh thu từ các dịch vụ trên chuyến bay là nhân tố quan trọng tạo nên thành công của hầu hết các hãng hàng không giá rẻ. Đây cũng là yếu tố đã giúp hãng nhanh chóng có lợi nhuận. Hiện nguồn này đóng góp hơn 23% doanh thu của hãng.
Thương hiệu Vietjet nổi tiếng bởi các hoạt động marketing mạnh mẽ, đánh đúng tâm lý của khách hàng mục tiêu. Hệ thống phân phối phủ sóng toàn quốc cũng là một trong những điểm mạnh không thể bỏ qua của hãng hàng không giá rẻ này.
Điểm yếu của hãng là chưa có được đối tác liên doanh. Tiếp theo là phải cạnh tranh ở các thị trường đã có hãng máy bay nổi tiếng, đặc biệt là tại thị trường Thái Lan.
Điểm yếu tiếp theo phải kể đến là phần lớn lợi nhuận của VietJet đến từ hoạt động bán và thuê lại, tuy nhiên về dài hạn hãng sẽ phải trả chi phí cao hơn so với giá thuê trung bình khi tuổi thọ máy bay tăng lên.
Việt Nam đang nổi lên là 1 điểm du lịch được ưa thích, số lượt khách đã vượt mốc 10 triệu trong năm 2016, tăng 26% so với năm trước. 9 tháng đầu năm 2017 con số tiếp tục tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng này được dự báo sẽ còn kéo dài. Đây chính là cơ hội cho VietJet.
Hiện hãng đã có các chuyến bay đều đặn tới Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Campuchia. Trung Quốc nơi mà nguồn khách du lịch lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất.
Hơn nữa, vị trí địa lý của Việt Nam rất thuận tiện cho việc vận chuyển hành khách đi từ Đông Nam Á tới Đông Bắc Á.
Việt Nam là nước đang phát triển nên hãng hàng không giá rẻ được nhiều người lựa chọn và sẵn sàng chi trả hơn. Đây cũng là lý do vì sao thị phần của Vietjet Air-kẻ đến sau nhưng lại đang vượt mặt Vietnam Airline trong 2 năm trở lại đây.
Môi trường cạnh tranh ngành hàng không ngày càng khốc liệt. Các hãng hàng không hàng đầu Đông Nam Á như AirAsia và Lion đều đang có kế hoạch lập liên doanh ở Việt Nam. Nhiều hãng hàng không giá rẻ cũng nhìn được tiềm năng thị trường nước ta và lăm le nhảy vào.
Sau khi tăng trưởng 20% – 30% trong giai đoạn 2012 – 2016, thị trường hàng không Việt Nam sẽ giảm tốc. Tăng trưởng ở thị trường nội địa suy giảm sẽ tạo ra sức ép buộc VietJet phải dựa nhiều hơn vào thị trường quốc tế vốn không hề dễ dàng. Bên cạnh đó tăng trưởng nhu cầu du lịch nội địa hiện cao gấp 4-5 lần tăng trưởng GDP là 1 tỷ lệ không bền vững.
Tình trạng quá tải sân bay gây khó khăn khi muốn mở thêm nhiều chặng bay cũng như tần suất bay.
Kết luận
Qua việc chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức hiện tại và tương lai, ma trận SWOT thực sự hữu ích cho các doanh nghiệp trước khi đưa ra bất kì chiến lược kinh doanh hay marketing. Bước làm ma trận SWOT không khó nhưng đòi hỏi cần sự đầy đủ và chính xác về măt thông tin, nếu bỏ qua việc làm ma trận SWOT thì hẳn việc biến mục tiêu của doanh nghiệp thành công sẽ dễ dàng gặp rủi ro lớn hơn rất nhiều bởi chưa xác định rõ đâu là cơ hội, thách thức hay điểm yếu của doanh nghiệp.
Theo: Ngọc Mai
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
SWOT là công cụ hữu hiệu khi chỉ ra điểm mạnh, yếu và cơ hội, thách thức của doanh nghiệp khiến chiến lược Marketing trở lên thành công.Ma trận SWOT là gì?
Trả lời