Tango Trust – Bài học lãnh đạo từ Lionel Messi: Lãnh đạo không đơn giản như đá quả bóng trên sân

Posted by

Trong thế giới bóng đá, giữa Messi và Ronaldo thì ai là cầu thủ xuất sắc hơn. Có lẽ sẽ còn nhiều tranh cãi nhưng một điều ai cũng đồng tình là tư chất thủ lĩnh, khả năng lãnh đạo thì Lionel Messi

Trong thế giới bóng đá, giữa Messi và Ronaldo thì ai là cầu thủ xuất sắc hơn. Có lẽ sẽ còn nhiều tranh cãi nhưng một điều ai cũng đồng tình là tư chất thủ lĩnh, khả năng lãnh đạo thì Lionel Messi vượt trội hơn.

Danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất sẽ còn nhiều tranh cãi giữa fan Messi và fan Ronaldo. Nhưng cầu thủ nào xứng đáng làm thủ lĩnh hơn thì ngay cả fan Ronaldo cũng đồng tình chọn Messi.

Để trở thành 1 thủ lĩnh (leader) điều kiện cần là phải giỏi chuyên môn. Nhiều người giỏi chuyên môn, nhưng thiếu 1 yếu tố quan trọng nên mãi chỉ là đội trưởng (captain), quản lý (manager) chứ khó trở thành thủ lĩnh (leader) được.

Những người này có xu hướng dùng quyền lực (power) để khuất phục người khác, nhưng không thể khiến họ “phục” được. Yếu tố giúp Messi trở thành leader mà nhiều cầu thủ đá bóng giỏi khác không có, đó là Trust.

Trust là sự tin tưởng. Nhiều người nhầm tưởng Trust là quan hệ 1 chiều nhưng thực ra sự tin tưởng phải được thiết lập 2 chiều giữa trustor và trustee.

Muốn được người khác tin tưởng trước hết mình phải tin họ.

HLV tuyển Argentina có nói “chỉ đưa Messi ra nghỉ khi nào cậu ấy muốn” thể hiện sự tin tưởng 100% ông ấy dành cho Messi. Trong một diễn biến khác, có thể do tuổi tác, điểm rơi phong độ khiến cho HLV BDN bất đắc dĩ phải đưa Ronaldo ra ghế dự bị.

Điều đáng nói là thái độ phản ứng quyết liệt của Ronaldo, chị và bạn gái với quyết định của HLV. Chứng tỏ sự tin tưởng mà Ronaldo dành cho HLV là không cao. Do đó, có thể hiểu Trust Ronaldo-HLV không thể cao được.

Leader không tranh công với Member mà ngược lại phải tạo nhiều cơ hội cho họ toả sáng.

Sau trận thắng 2-0 của BĐN trước Uruguay, thay vì tận hưởng chiến thắng, Ronaldo lại cố phân bua mình đã chạm vào bóng để đòi bàn thắng với đồng đội Bruno Fernandes. Dù đúng dù sai, sau tình huống này liệu Fernandes có còn thực sự Trust, “phục” hay coi Ronaldo là thủ lĩnh nữa không.

Ngược lại, Messi luôn tạo cơ hội cho “đàn em” toả sáng. Hãy xem những đường chuyền “dọn cỗ” của Messi để các đàn em Molina, Alvarez ghi bàn. Sau mỗi bàn thắng những cầu thủ này luôn chạy lại nhảy lên để “đàn anh” Messi bế kông kênh như anh bế em.

Nó làm mình nhớ lại trận đầu tiên Messi ra mắt CLB Barcelona. “Đàn anh” siêu sao Ronaldinho mớm để Messi ghi bàn rồi bế kông kênh lên ăn mừng. Điều này ảnh hưởng lớn đến cách mà Messi đối xử với “đàn em” sau này.

Messi luôn đối tốt với các đàn em trước nên đổi lại các đồng đội luôn sẵn sàng “chạy nhiều hơn để Messi đi bộ”, hy sinh và chiến đấu hết mình cho Messi và đội bóng. Thế giới có nhiều cầu thủ xuất sắc nhưng hiếm ai được đồng đội tin tưởng ở mức độ như Messi.

Quan tâm đến cảm xúc member chứ không chỉ kết quả.

Khi Lautiro Martinez sút thành công quả penalty cuối cùng để vượt qua Hà Lan, cả đội đã chạy lại ôm Lautiro để ăn mừng. Chỉ có Messi chạy rẽ sang hướng khác để ôm lấy thủ môn Emiliano Martinez đang nằm úp mặt dưới sân vì xúc động.

Hành động nhỏ chứng tỏ sự quan sát, để ý từng tiểu tiết và quan tâm đến cảm xúc của từng thành viên trong đội của Messi.

Cảm ơn Lionel Messi đã dạy tôi những bài học lãnh đạo qua những trận cầu rất cảm xúc.

Lãnh đạo giỏi không còn “trust in power” nữa, thay vào đó họ dựa vào “power of trust”, xây dựng được mối quan hệ Trust với các thành viên xung quanh mình.

Để tạo được Trust thì cần:

– Trao cơ hội, tạo điều kiện để thành viên toả sáng và tuyệt đối không tranh công với họ.

– Luôn quan tâm đến cảm xúc của tất cả thành viên chứ không chỉ quan tâm đến kết quả công việc.

– Muốn được người khác tin tưởng trước hết hãy tin tưởng họ.

Một điệu nhảy Tango cần có 2 người, tương tự mối quan hệ Trust cũng cần cả 2 phía.

P/s: Bài thể hiện góc nhìn và cảm xúc của người viết không nhất thiết phải giống với người khác.

Người viết là người ít xem bóng đá, fan phong trào, xem WC chỉ để cổ vũ Messi.

Xin hoan hỷ ngắm trăng mà đừng chú ý đến “ngón tay” chỉ trăng.

Tác giả: Le Van Thanh

11 bài học đáng giá từ bóng đá giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn

Bóng đá không chỉ mang đến cho người hâm mộ cảm giác rạo rực, hồi hộp, cảm xúc vỡ òa, phấn khích mà nó còn mang đến những bài học vô cùng giá trị giúp những fan hâm mộ bóng đá nói riêng và mọi người nói chung một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

Bóng đá không chỉ mang đến cho người hâm mộ cảm giác rạo rực, hồi hộp, cảm xúc vỡ òa, phấn khích mà nó còn mang đến những bài học vô cùng giá trị giúp những fan hâm mộ bóng đá nói riêng và mọi người nói chung một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

Đôi khi chỉ giỏi thôi chưa đủ. Có thể bạn có được tài năng bẩm sinh, nhưng nếu bạn không nhiệt huyết với nó, không chú trọng, nuôi dưỡng nó thì bạn sẽ không thể gặt hái được thành công trong cuộc sống.

Một ví dụ sống điển hình để chứng minh cho điều này chính là cầu thủ nổi tiếng Joe Theismann. Joe Theismann đã phải mãi mãi kết thúc sự nghiệp thể thao của mình với cái chân gãy đôi sau cú va chạm với Lawrence Taylor của đội bạn.

Sự việc này cũng là một lời cảnh tỉnh đến tất cả mọi người: Hãy trân trọng những gì bạn có, bởi chúng có thể mất đi bất cứ lúc nào!

3. Nếu chưa thành công, hãy tiếp tục cố gắng

Mỗi năm chỉ có một đội tuyển chiến thắng giải Super Bowl (giải vô địch của Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia NFL) và điều này có nghĩa rằng các đội khác sẽ phải đối mặt với thất bại.

Vậy họ có nên từ bỏ? Tất nhiên là không! Hãy tìm ra lỗi của mình, sửa chữa nó, và một lần nữa cố gắng cho giải đấu năm sau. Đây là một bài học tuyệt vời cho tất cả chúng ta vì sự thất bại chỉ là một vấn đề tạm thời.

Chiến thắng của U23 Việt Nam trong trận bán kết với Quata là một kỳ tích, là một bất ngờ chấn động cả khu vực. Nó nói với tất cả chúng ta rằng: Điều kỳ diệu là có thật! Và chỉ cần ta cố gắng hết sức, không bỏ cuộc với mỗi trận chiến của mình.

Những chàng trai của Việt Nam, những chiến binh rồng lửa của đất nước, họ đã không bỏ cuộc, đã lì lợm chiến đấu và đã thực sự tạo nên một điều kỳ diệu. Chiến thắng sẽ đến cho người có đủ cố gắng, đủ can đảm để chiến đấu đến cùng.

5. Muốn chiến thắng, cần phải có đồng đội

Bài học nhập môn của các cầu thủ bóng đá chính là phải biết làm việc nhóm, làm việc với nhau để hiểu đồng đội của mình. Nếu bạn không thể làm việc tốt với người khác, cố gắng một mình làm mọi thứ thì cuối cùng bạn vẫn sẽ thất bại.

Bạn cần tin tưởng vào những người đồng đội của mình và những người khác trong đội cũng nên như vậy, thì cả đội bạn sẽ thành công.

Không một đội bóng nào có thể thắng mãi. Như New England Patriots thắng liên tiếp 18 giải đấu trong năm 2011 nhưng vẫn bị vụt mất giải Super Bowl.

Cho dù bạn có giỏi đến đâu, cuối cùng bạn vẫn sẽ mất một thứ gì đó và bạn phải chuẩn bị cho điều này. Không ai luôn luôn thắng và hãy điều chỉnh những kỳ vọng của bản thân cho phù hợp.

Tất cả các cầu thủ bóng đá đều phải tập luyện mỗi ngày để duy trì thể lực. Điều này cũng có nghĩa là họ phải kiểm soát kỹ chế độ ăn uống của mình và phải tự chịu trách nhiệm nếu có sai sót.

Trong cuộc sống cũng như vậy. Bạn luôn phải giữ kỷ luật với việc tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Khi làm bất cứ việc gì, bạn đều phải chịu trách nhiệm về nó. Nếu bạn không bị kỷ luật, điều tồi tệ sẽ xảy ra.

Các cầu thủ bóng đá luôn đặt những mục tiêu khá cao: Kiếm hàng triệu đô một năm, giành được giải vô địch, hay có một sự nghiệp thật vẻ vang…

Hãy bắt đầu thiết lập mục tiêu cho cuộc đời mình ngay từ bây giờ, bạn sẽ thấy sự nghiệp của mình chuyển biến một cách bất ngờ và sẽ tự hỏi tại sao mình không làm điều đó sớm hơn!

Những cầu thủ vĩ đại xuất hiện, vươn lên đỉnh cao, sau đó họ sẽ phải lui xuống, nhường chỗ cho những thế hệ ngôi sao trẻ tiếp theo. Không có gì có thể tồn tại mãi mãi. Bạn phải sẵn sàng từ bỏ một số người, một số thứ và hãy tận hưởng những gì bạn đang có…

Hãy thay đổi, cuộc đời bạn sẽ bước sang một trang mới. Những thay đổi đó sẽ mang đến cho bạn một khởi đầu tuyệt vời cho cuộc sống tương lai mà bạn không thể đoán trước.

Dù thế nào đi nữa, bạn cũng hãy dũng cảm và sẵn sàng đón nhận những thay đổi để có thể lấp đầy cuộc sống của mình bằng những niềm vui và hạnh phúc.

Đây có thể nói là bài học mở rộng của làm việc theo nhóm. Nếu các cầu thủ chơi không tốt, huấn luyện viên của họ sẽ bị đổ lỗi. Nếu huấn luyện viên không thể khuyến khích cầu thủ của mình, thì những người quản lý sẽ phải thuê một người huấn luyện khác. N

ếu người quản lý đưa ra những quyết định lộn xộn, người chủ sẽ thay thế anh ta. Vấn đề không phải bạn là ai trong đội bóng, mà là công việc của người khác sẽ phụ thuộc vào cách làm việc của bạn. Trong thực tế cuộc sống cũng giống như vậy. Sếp của bạn cần bạn làm việc, anh ta sẽ thuê bạn.

Nếu bạn là người quản lý một khu vực và không ai dưới “trướng” của bạn làm việc tốt, bạn sẽ bị sa thải. Vì vậy, ngay cả với những người có công việc không đáng kể nhưng cũng sẽ có tác động đến công việc của người khác.

Trong bóng đá, người thắng sẽ được trả nhiều tiền hơn. Họ được xuất hiện ở Hall Of Frame. Họ có cúp vô địch Super Bowl. Còn kẻ thất bại sẽ chẳng có gì! Bóng đá chính là một cuộc cạnh tranh và cuộc sống cũng vậy.

Cuối cùng chúng ta sẽ vào được bao nhiêu điểm trong trò chơi cuộc đời này? Hãy dạy trẻ ngay từ nhỏ rằng điểm số không phải là vấn đề cũng giống như tiền không phải là tất cả. Hãy dạy chúng rằng chúng sẽ không thể thành công nếu chưa nếm mùi thất bại.

Theo Nhịp sống kinh tế/Lifehack

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Trong thế giới bóng đá, giữa Messi và Ronaldo thì ai là cầu thủ xuất sắc hơn. Có lẽ sẽ còn nhiều tranh cãi nhưng một điều ai cũng đồng tình là tư chất thủ lĩnh, khả năng lãnh đạo thì Lionel Messi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.