Thương trường không phải là chiến trường, mà là…

Posted by

“Thương trường là chiến trường” là một câu nói phổ biến thể hiện sự khốc liệt trong kinh doanh, vậy thực sự thương trường có phải là chiến trường?

Mà thực tế chuyện bán mua cũng minh họa phần nào tính chất ấy, mối quan hệ gần

“Thương trường là chiến trường” là một câu nói phổ biến thể hiện sự khốc liệt trong kinh doanh, vậy thực sự thương trường có phải là chiến trường?

Mà thực tế chuyện bán mua cũng minh họa phần nào tính chất ấy, mối quan hệ gần gũi hoặc, theo một số người, trùng khít, giữa thương trường và chiến trường. Chiến trường, theo Tổn Tử viết ở “Binh pháp”, vô cùng quyệt quyệt khó lường, có kế và đối kế, chấp nhận mọi thủ đoạn chỉ nằm tiêu diệt kẻ thù, cũng theo Tôn Tử, gần như không nghĩ nhiều về đạo đức ở chốn ấy. Có dương Đông kích Tây, mỹ nhân kế rồi nam nhân kế, điệu hổ ly sơn, kế khổ nhục và phú quý… Thiên hình vạn trạng không biết đâu mà mò.

Chuyển tư duy chiến trường sang thị trường, người ta bắt gặp nhiều khổ đau và thất vọng nơi ấy, đồng tiền nhuốm quá nhiều thủ đoạn, phi đạo đức và thậm chí, cả máu. Mua một bán mười, lời càng nhiều càng tốt; nói thách, cân gian đong thiếu, lật lọng xé giao kèo..đủ hết.

Người ta mỉm cười chào khách từ xa, ân cần chu đáo tiếp đãi, trà nước cúc cung sao cho bán được món hàng. Khách quay lưng đã vội đá mắt cười khinh khỉnh, to nhỏ chê: “ngu thế! Hàng có hai trăm mà dám mua một triệu”. Họ bất chấp khoảng chênh lệch tám trăm nghìn đủ cho con gái người khách hàng thiệt thà ấy ăn trong một tháng để cầm cự học trung cấp hoặc đủ mua một chiếc xe đạp cũ còn dùng được để anh tới lui thay vì đi bộ dưới nắng.

Mua hàng của người thì chê không sót chữ nghĩa nào: đồ xấu, không ai xài, ẩm, mốc… Mua được chỉ tốn ½ giá trị có thể, lau chùi một chút, bỏ vào hộp bán ngay cho khách lời gấp hai ba sau khi hết lời ca tụng sản phẩm… gần như còn mới nguyên!

Cho vay thì lãi rất cao, một đêm thức dậy lãi sinh sôi nhức đầu, lợi dụng lúc con nợ thắt ngặt vợ ốm con đau, xiết nợ để lấy rẻ ruộng vườn, dồ đạc người ta… Nhiều người vì bị xiết nợ mà nhảy cầu tự vẫn, chủ nợ dửng dưng, có khi lạnh lùng cười nói, đến thắp cho kẻ xấu số một nén nhang để lấy tiếng nhân đức. Ngày đêm thao thức nghĩ suy tìm kế, người ta chém giết vô tội vạ xung quanh nén bạc núp sau “lý thuyết” gắn chợ búa với chiến tranh.

Theo “lý luận” ấy, người ta lên tướng tá trong nghiệp binh sau khi đạp trên xác kẻ địch, sau những trận công thủ bộ binh hay oanh tạc thì, thương buôn lên đại gia nhà lầu xe hơi kẻ hầu người hạ để lại đằng sau mình hằng hà sa số kẻ phá sản lang thang, bao người cùng khốn khố rách áo ôm..là bình thường, không có gì để nói, chiến trường mà.

Không bàn về tính đúng sai của quan niệm ấy, chỉ biết rằng trong thực tế thị trường và cách nghĩ của rất nhiều người, việc hoán đổi thương trường và chiến trường là có. Nhưng dưới góc nhìn của nhà Phật rõ ràng hoán đổi ấy không được chấp nhận. Thương trường hay mọi môi trường cuộc sống khác, con người vẫn phải hành xử có đạo đức, mọi nghề nghiệp đều cần mưu sinh lương thiện nếu không muốn luân hồi trong cõi xấu.

Đồng tiền mồ hôi nước mắt của đồng loại bị cân gian đong thiếu hay lật lọng để chiếm đoạt nhân danh “lý luận” gán ghép thương trường và chiến trường chính danh vẫn là ăn cướp của người mà thôi, có hay ho gì, phải chịu chi phối bởi nghiệp ác. Có người ngây thơ sau khi gian lận đủ cách trên thương trường, giàu có, cúng chùa mấy triệu bạc hay góp tiền từ thiện lấy giấy công đức coi như (trong lòng) sòng phẳng với trời đất, có phúc đức. Làm gì có chuyện đó, y báo chánh báo sát sao như hình bóng, phải trả của là đương nhiên không phải bàn.

Thương trường đã được đúc kết khái quát rất rõ trong các giáo trình kinh tế học. Trải qua quá trình lịch sử tiến hóa, lao động của con người dần dần phát triển vượt quá nhu cầu nuôi sống bản thân và nhóm người nguyên thủy, việc trao đổi sơ khai diễn ra với nhiều hình thức hoàn hồi tiến tới hình thành thị trường vận hành theo quy luật cung cầu có cạn dự của chính phủ thông qua thuế và luật pháp nói chung.

Ngày nay, hoạt động thị trường cũng như mọi hoạt động khác vận hành trong xã hội văn minh có đòi hỏi cao về tri thức kỹ năng, đạo đức không thua kém bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. Khái niệm thương trường hiện đại rộng lắm, các hoạt động ở sàn giao dịch chứng khoán, các trung tâm thương mại và chuỗi nhà hàng lớn, các cửa hàng bán lẻ bên cạnh đủ loại sản phẩm dịch vụ từ A đế Z.. cho thấy bức tranh sinh động gắn kết hữu cơ trong hoạt động của con người hiện đại.

Nhân sự hoạt động trong thương trường được đào tạo bài bản và có danh dự cao khác với thang bậc sĩ – nông – công – thương – binh cổ lỗ sĩ, người bán kẻ mua giao tiếp lịch sự và trong khuôn khổ luật pháp..Tất cả cho thấy cách nghĩ gắn chiến trường chém giết mưu mẹo với thương trường chỉ là di chứng của phong kiến, trong xã hội hiện đại tư duy ấy không có chỗ đứng đàng hoàng, làm ăn mà chém giết thủ đoạn như đánh giặc sẽ bị pháp luật sờ tới hay bị tây chay là thường vì phản nhân văn.

Ngày nay người tiêu dùng sử dụng đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình trong sự trân trọng của bên cung ứng hàng hóa dịch vụ. Mua một chiếc điện thoại bình thường thôi tại hai nơi: một, ở cửa hàng không tên không sao và một khác, ở siêu thị điện thoại di động có chỗ đứng trên thị trường, bạn sẽ thấy sự khác biệt.

Thay vì mua bán chụp giựt, ăn to nói lớn, tráo trở… Thì, bạn sẽ được tiếp đón nồng hậu nhất tại một siêu thị điện thoại, tư vấn lựa chọn tận tình đồng thời được hưởng chế độ hậu mãi tốt. Bạn mang chiếc điện thoại xinh xắn vừa đến nhà đã có cuộc gọi cảm ơn từ tổng đài chăm sóc khách hàng của hệ thống phân phối sản phẩm. Cũng gần như với bấy nhiêu tiền, cửa hàng không tên không sao là di chứng còn lại của thời gắn chiến trường với thương trường mua bán chụp giựt, còn chiếc điện thoại thứ hai được trao bởi phương thức kinh doanh nhân văn với nhận thức rất khác về thương trường, trong ấy khách hàng đúng là thượng đế.

Trong các xã hội có trình độ phát triển cao, hoạt động trên thương trường đòi hỏi nhiều về văn hóa, chuyên môn và kỹ năng. Ai đấy ngạc nhiên khi thấy thân nhân véc tông ca ra vat sang trọng, cốt cách lịch lãm, cư xử văn minh… về thăm quê hương. Anh ấy, chú ấy không phải chính khách, nào phải nhà tư bản lớn, bên xứ người – một quốc gia phát triển cao – anh ấy chú ấy đứng quầy bán rau củ trong một hệ thống phân phối sản phẩm lớn, ở đấy, chỉ một tiếng cáu gắt hay bất nhã với khách là mất việc, ở đấy không phải chiến trường…

Theo: Nguyễn Thành Công

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

“Thương trường là chiến trường” là một câu nói phổ biến thể hiện sự khốc liệt trong kinh doanh, vậy thực sự thương trường có phải là chiến trường?

Mà thực tế chuyện bán mua cũng minh họa phần nào tính chất ấy, mối quan hệ gần

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.