Bốn nguyên tắc sau đây đã đem lại hiệu quả rất tốt cho công việc kinh doanh đang thất bại của tôi. Nếu bạn thực hiện được 4 nguyên tắc này, bản thân bạn và
Bốn nguyên tắc sau đây đã đem lại hiệu quả rất tốt cho công việc kinh doanh đang thất bại của tôi. Nếu bạn thực hiện được 4 nguyên tắc này, bản thân bạn và doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được những kết quả hết sức tuyệt vời.
Khi tôi bắt đầu thành lập công ty đầu tiên của mình ngay sau khi tốt nghiệp, tôi đã có một kế hoạch kinh doanh, đó là: cố gắng và cố gắng hết sức.
Tuy nhiên, những người khác đã cố gắng tăng tốc theo cách của họ để đạt được thành công, nhưng tại sao doanh nghiệp của tôi lại không thể làm được như vậy?
Vì vậy, tôi đã làm theo sự dẫn dắt của họ: đưa ra nhiều kế hoạch, ý tưởng, đưa doanh nghiệp tiếp cận với bất kỳ khách hàng mà tôi tìm được và đảm nhận mọi công việc dù là nhỏ nhất.
Dần dần, ngày càng có nhiều hạng mục công việc được tôi hoàn thành. Tuy vậy, cho dù tôi có cố gắng bao nhiêu, có phát triển nhanh đến đâu, tôi vẫn không đạt được gì cả. Tại sao lại như vậy? Đó là vì tôi đã bỏ lỡ một bước khá quan trọng.
Tôi đã không xây dựng một nền tảng vận hành phù hợp cho bộ máy tổ chức doanh nghiệp hoạt động ổn định. Tôi chủ yếu tập trung vào kết quả đầu ra hơn là tạm dừng mọi thứ lại để hỏi những câu hỏi như:
Doanh nghiệp của tôi có danh tiếng gì chưa?
Tôi đang xây dựng và phát triển những mối quan hệ nào, và tại sao?
Tôi làm điều này vì những lý do gì?
Những cơ hội này liệu có phù hợp với tôi không?
Công việc kinh doanh của tôi không thành công vì tôi chỉ tập trung vào đích đến chứ không chịu tìm kiếm và xây dựng con đường phù hợp. Tôi nhận ra rằng để đạt được thành công, bản thân tôi không được nóng vội. Thay vào đó, tôi phải nắm rõ những nguyên tắc làm việc của mình.
Từ khi tôi làm việc theo hướng tư duy dựa trên nguyên tắc, công việc kinh doanh của tôi bắt đầu phát triển ổn định hơn. Việc này đã giúp tôi xây dựng danh tiếng vững chắc, tìm được khách hàng và ngày càng hài lòng với công việc của mình.
Bốn nguyên tắc sau đây đã đem lại hiệu quả rất tốt cho công việc kinh doanh đang thất bại của tôi. Nếu bạn thực hiện được 4 nguyên tắc này, bản thân bạn và doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được những kết quả hết sức tuyệt vời.
Nguyên tắc số 1: Trung Thực
Lòng tin là nền tảng cho tất cả. Chúng ta đều biết điều này, nhưng chắc hẳn ta cũng đã từng rơi vào một vài tình huống buộc phải nói dối một chút (hoặc cũng có thể là nói dối hoàn toàn) để tự bảo vệ bản thân. Và khi những điều này gây ảnh hưởng đến chúng ta, danh tiếng và các mối quan hệ hiện tại có thể bị hủy hoại hoàn toàn.
Mối liên hệ chặt chẽ giữa bạn và khách hàng là dấu hiệu của một doanh nghiệp thành công. Và cách tốt nhất để phát triển điều đó là nhờ vào sự trung thực. Rèn luyện tính trung thực là con đường hai chiều, và nó bắt đầu từ chính bản thân bạn.
Hãy luôn trung thực với khách hàng và những người xung quanh đang cùng làm việc với bạn. Từ đó, các mối quan hệ sẽ ngày càng bền chặt, và bạn cũng sẽ càng có nhiều khả năng vươn tới thành công.
Một điều nữa cũng quan trọng không kém chính là bạn phải trung thực với bản thân mình. Mỗi người đều có những giới hạn riêng và bạn không nên cố gắng để hạ thấp giới hạn đó.
Khi bạn chưa phát triển tất cả các kỹ năng cần thiết thì bạn nên hiểu rõ giới hạn của bản thân mình nằm ở đâu. Có như vậy, bạn mới có thể đặt ra các mục tiêu, đích đến và tham vọng cho tương lai.
Làm sao để rèn luyện đức tính trung thực:
1. Luôn giữ lời: hãy đảm bảo bạn luôn làm đúng như những gì bạn nói. Việc thực hành theo phương châm “làm như tôi nói, đừng bắt chước tôi” thực sự nhảm nhí và không nên trở thành câu thần chú cho văn hóa làm việc trong doanh nghiệp của bạn.
2. Nhận trách nhiệm: Khi mọi thứ diễn ra không như mong đợi, bạn đừng nên cố gắng che giấu nó. Hãy sẵn sàng thừa nhận sai lầm khi bị phán xét và cho khách hàng thấy rằng bạn luôn sẵn sàng nhận trách nhiệm và cố gắng để sửa chữa nó.
3. Xây dựng văn hóa cởi mở. Nếu bạn làm việc theo nhóm, hãy loại bỏ việc nói xấu sau lưng nhau và duy trì một nền văn hóa làm việc theo hướng xây dựng, cởi mở, chân thành với nhau. Hãy khuyến khích mọi người suy nghĩ trước khi họ nói, vì một khi đã nói ra thì không rút lại được.
Nguyên tắc số 2: Khiêm nhường
Bất kể bạn đang làm việc ở bất kỳ cương vị nào, điều cần thiết là bạn phải giữ cho mình sự khiêm nhường. Mặt khác, cái tôi của một con người có xu hướng tăng dần theo thời gian. Điều này có khả năng ảnh hưởng xấu đến hiệu suất làm việc của cả một tập thể.
Khiêm tốn khi xét về mặt khái niệm thì dễ, nhưng trên thực tế thì lại khá khó. Điều cần thiết là bạn phải học cách trân trọng những gì đang có và hiểu được những gì bạn không có, quý trọng những cơ hội, công việc và những người xung quanh bạn.
Trong thế giới của việc khởi nghiệp, bạn đừng bao giờ mong đợi bất cứ điều gì. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng để học hỏi tất cả mọi thứ.
Gary Vaynerchuk từng có nhận định rất hay: “Có còn hơn không!”
Làm cách nào để rèn luyện tính khiêm nhường
1. Thừa nhận rằng bản thân không phải cái gì cũng giỏi, cũng biết: Một khi bạn thật sự hiểu được điều này, bạn có thể bắt đầu đặt ra những câu hỏi cho bản thân và tìm cách để rèn luyện bản thân tốt hơn.
2. Thừa nhận bản thân còn nhiều điểm thiếu sót: Bạn sẽ không thể biến điểm yếu của mình thành điểm mạnh, cho đến khi bạn thừa nhận chúng và sẵn sàng thay đổi chúng.
3. Trân trọng những người đang dành cơ hội cho bạn: Khi ai đó dành cho bạn một cơ hội, bạn nên biết ơn họ suốt đời (đặc biệt nếu bạn là người mới). Việc có được những cơ hội, những sự giúp đỡ từ người khác thật sự là một điều rất đáng trân quý. Vì vậy, bạn hãy cảm ơn khi ai đó đặt niềm tin và giúp đỡ cho bạn.
Nguyên tắc số 3: Bản lĩnh
Nhiều người đã bỏ qua những cơ hội tuyệt vời vì sự sợ hãi và bất an. Trong những ngày khởi nghiệp đầu tiên của mình, tôi đã từng rất lưỡng lự về mọi thứ.
Tôi có nhiều hoài nghi về những mối quan hệ bạn bè mới, đối tác kinh doanh mới và khách hàng mới bởi vì tôi không có đủ can đảm để theo đuổi chúng. Nhưng bây giờ, tôi lại cảm thấy tiếc về những cơ hội đã mất trước đó.
Rủi ro luôn là một phần quan trọng trong việc theo đuổi thành công. Bạn cần có sự can đảm để đưa ra những quyết định và những hướng đi quan trọng.
Đôi khi, bạn buộc phải đặt cược nhiều thứ lớn lao của bản thân với hy vọng đạt được điều mình muốn.
Vận may sẽ luôn ủng hộ những người dũng cảm! Hãy dành trọn tâm huyết để thúc đẩy các dự án và ý tưởng của bạn đến mức tối đa! Hãy dũng cảm đón nhận những thử thách có vẻ không thể vượt qua! Khi bạn đạt được kết quả, bạn sẽ ngạc nhiên bởi những gì mình đã làm được.
Làm cách nào để rèn luyện bản lĩnh
1. Xác định nỗi sợ hãi của bạn: Để khắc phục những thứ đang kìm hãm bạn, bạn cần dành thời gian để xác định điều gì đang khiến bạn sợ hãi. Bạn phải xác định được những thứ khiến bạn cảm thấy chùn bước là gì. Từ đó, bạn sẽ tìm được cách để giải quyết nó.
2. Thay đổi tư duy: Chúng ta có thể đang lãng phí quá nhiều thời gian quý báu để lo lắng về việc thất bại. Còn những việc sắp xảy ra thì sao? Bạn không nên sợ thất bại, bạn nên sợ những thứ sẽ khiến mình cảm thấy hối tiếc.
3. Tìm một hình mẫu hoặc người cố vấn: Trong suốt quá trình khởi nghiệp, sẽ có lúc, bạn mắc phải sai lầm, và tinh thần bạn không được tốt. Trong những lúc này, bạn cần có một số người bên cạnh bạn, những người truyền cảm hứng và động viên bạn tiếp tục.
Nguyên tắc số 4: Hài lòng với những gì mình đã đạt được
Có một sự thật rằng con đường khởi nghiệp luôn cần có thời gian để xây dựng và hoạt động lâu dài. Tuy nhiên, không phải lúc nào, mọi thứ cũng sẽ hoàn toàn thành công và tốt đẹp.
Ngược lại, sẽ có nhiều giai đoạn, bạn luôn bị cảm giác thất bại chồng chất và đè nặng tinh thần bạn. Vì vậy, khi bạn đạt được mục tiêu của mình, thì đừng ngần ngại ăn mừng chiến thắng đó.
Dành thời gian để suy ngẫm về những thành tích bạn đã đạt được trong suốt chặng đường vừa qua, đó là một việc đơn giản và nên làm.
Nhưng đối với một vài người, việc ăn mừng chiến thắng có thể bị lược bớt khi mọi người không ngừng tiến về phía trước, không ngừng tham vọng đạt được những thành tích cao hơn.
Chắc chắn, động lực làm việc là điều cần thiết để đạt được thành công, nhưng thi thoảng, bạn cũng có thể tự hào về bản thân mình.
Mỗi bước đi của bạn dù là nhỏ nhất đều là một bước đi quan trọng trong suốt hành trình chinh phục sự thành công. Hãy nhớ, bạn nên thỉnh thoảng nhìn lại quãng đường bạn đã đi qua để xem lại bạn đã đi được bao xa.
Làm cách nào để chúng ta cảm thấy hài lòng với những gì đã đạt được:
1. Thực hiện các mục tiêu nhỏ hơn: Chia các nhiệm vụ lớn của bạn thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn mà bạn có thể đạt được một cách chắc chắn nhất. Việc này sẽ giúp xây dựng sự tự tin và tạo động lực. Đồng thời, nó cũng giúp bạn vượt qua các cột mốc quan trọng hơn là mãi bế tắc khó khăn, đối diện với các công việc quá sức của bạn.
2. Ngừng so sánh: Khi bạn liên tục so sánh bản thân với những người khác, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy tự hào về những gì mình đạt được. Hãy tập trung và tin tưởng vào bản thân mình!
3. Đừng để người khác làm bạn nản lòng: Sẽ luôn có một kẻ lắm mồm khiến tinh thần bạn trở nên sa sút! Chính vì vậy, bạn nên học cách bỏ qua, mặc kệ những người như họ và tiếp tục tin tưởng vào bản thân.
Khi bạn gạt bỏ sự nôn nóng, hấp tấp và tập trung vào việc xây dựng các nguyên tắc khiêm nhường, trung thực, bản lĩnh và biết tự hài lòng với công việc kinh doanh của mình, bạn đã tìm được con đường thực sự dẫn đến thành công.
Bạn sẽ không chỉ phát triển thành một doanh nhân giỏi hơn mà còn phát triển thành một con người tốt hơn. Bạn sẽ có suy nghĩ, thái độ tốt hơn và nắm bắt được nhiều cơ hội hơn để có được thành công. Đó thật sự là một phần thưởng rất xứng đáng.
Theo ENT
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Bốn nguyên tắc sau đây đã đem lại hiệu quả rất tốt cho công việc kinh doanh đang thất bại của tôi. Nếu bạn thực hiện được 4 nguyên tắc này, bản thân bạn và
Trả lời