Triết lý ‘càng tiêu tiền càng giàu’ của Walt Disney

Posted by

Bạn có bao giờ thắc mắc những người biết tiêu tiền lại thường kiếm được nhiều và ngày càng trở nên giàu có. Ngược lại, những người càng tiết kiệm thì cuộc sống vẫn chẳng thể sánh được với người

Bạn có bao giờ thắc mắc những người biết tiêu tiền lại thường kiếm được nhiều và ngày càng trở nên giàu có. Ngược lại, những người càng tiết kiệm thì cuộc sống vẫn chẳng thể sánh được với người biết tiêu tiền? Triết lý ‘càng tiêu tiền càng giàu’ của Walt Disney thể hiện rõ điều đó.

Có một phát hiện thú vị như sau: Những người ngay từ nhỏ đã hào phóng mời bạn bè đi ăn thì bây giờ họ vẫn có một cuộc sống đầy đủ. Ngược lại, những người luôn luôn trốn tránh việc trả tiền và tiêu tiền thì sau bao năm vẫn sống cuộc sống nghèo khổ.

Walt Disney đã bỏ ra nửa triệu USD cho một đoàn tàu cho trò chơi khám phá trong công viên Disney. Kết quả, mỗi điểm tham quan mới tăng 10% khách.

Dưới áp lực thời gian, Walt Disney đã phải hạ mình để mua một trò chơi của công ty giải trí Đức có tên là Roto-Jet. Sau vài thay đổi vội vàng bên ngoài, những toa xe của trò chơi, vốn xoay quanh một tháp trung tâm, được đưa vào Vùng đất tương lai vào đầu tháng 4/1956 với tên gọi AstroJets, sự bổ sung quan trọng đầu tiên cho công viên.

Không lâu sau, một dự án rất tham vọng và phải tự xây dựng hoàn toàn cũng ra đời. Số tiền Walt Disney vừa chi cho công viên của mình đã cho thấy độ táo bạo cao nhất của ông khi đầu tư cho dự án Rainbow Caverns Mine Train (Chuyến tàu khai mỏ Rainbow Caverns).

Walt Disney đã bỏ ra nửa triệu đô-la cho một đoàn tàu nữa, phần lớn là công việc của Harper Goff, với đầu máy xe lửa do Roger Broggie thiết kế.

Walt Disney rất thất vọng vì rốt cuộc nó lại chạy bằng điện. Ông muốn nó phải là tàu hơi nước thực thụ, nhưng trong lần hiếm hoi can thiệp vào hoạt động của Disneyland, chính quyền quận Cam đã chỉ thị rằng các động cơ hơi nước vẫn chưa được cấp phép, vì thế ông phải sử dùng đầu máy chạy bằng điện.

Kéo theo một đoàn sáu toa xe chở quặng, mỗi chiếc chứa được 10 người, đầu tàu (có tổng cộng 4 đầu) lăn bánh rời khỏi Rainbow Ridge, một thị trấn khai thác mỏ ở California trong Cơn sốt Vàng, băng qua sa mạc thơ mộng với mỏm đá Coyote, dòng suối Dead Man, hẻm núi Horse Thief và những kỳ quan tương tự.

Khối địa chất màu xám nâu pha hồng bao gồm một cây cầu tự nhiên, nơi đàn la chở đồ băng qua đường ray, và Balancing Rocks, những tảng đá lăn qua lăn lại trên các thềm đá ngang bập bênh nhưng không bao giờ đổ.

Sau khi băng qua Devil’s Paint Pots (những hố cát chứa đầy bong bóng sủi bọt màu xanh dương và tím hoa cà), đoàn tàu đi vào vùng tối mát mẻ, nơi bộ phận quan hệ công chúng gọi là “một cảɴн tượng khó quên với thác nước đa sắc màu nằm sâu bên trong những bí ẩn của Rainbow Caverns”.

Walt Disney nghĩ cảnh tượng ấy đủ ấn tượng để cho ra đời dòng vé hạng “D”. Và chuyến tàu khai mỏ đã minh chứng cho câu ngạn ngữ “tiêu tiền để kiếm tiền”, bằng cách thiết lập một mô hình tồn tại trong suốt những năm khởi đầu của Disneyland: Mỗi điểm tham quan mới đều làm tăng lượng du khách lên 10%.

Sa mạc ấy cũng cho thấy công viên đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến mức nào trong tiềm thức của người dân cả nước.

Vào năm 1958, William Belknap Jr., khi viết cho tạp chí National Geographic về sự hình thành của những lớp đá “màu vàng rực, nâu nhạt, đỏ gạch và màu da cam” của hẻm núi Bryce, cho biết: “Câu kết luận của vợ tôi là hay nhất. ‘Tất cả trông giống như cộp mác Walt Disney vậy’”.

Công viên mới chỉ tồn tại được ba năm, hẻm núi thì đã 60 triệu năm rồi; việc cái có trước gợi nhớ đến cái có sau thay vì chiều ngược lại thực sự đáng kinh ngạc.

Walt Disney tiếp tục bổ sung các trò chơi, cả quy mô lớn (như chuyến du hành trên bầu trời, trò chơi đầu tiên của thể loại này ở мỹ, nơi có đường cáp dài 731 m chở các cặp du khách trong những chiếc thùng bằng nhôm, qua lại giữa Vùng đất thần tiên và Vùng đất tương lai), lẫn bé nhỏ (một nỗ lực sai lầm nhằm thu hút các nữ du khách ở Vùng đất tương lai, bằng cách đề nghị công ty Crane tạo ra “Phòng tắm của tương lai”, với đặc trưng là phần nội thất có màu vàng do nhà thiết kế công nghiệp Henry Dreyfuss tạo ra).

Những công trình bổ sung ấn tượng và lâu bền nhất, những thứ đã đưa công viên đạt đến sự hoàn thiện, xuất hiện vào năm 1959.

“Mùa xuân năm 1958″, Bob Gurr viết, “Walt đã xây dựng WED Enteprises trở thành một công ty lớn mạnh về thiết kế. Ông bắt đầu thu thập những ý tưởng đắt đỏ… Những năm gần đây, khi nhìn lại, tôi vẫn ngạc nhiên về khối lượng công việc khổng lồ đã được thực hiện nhanh chóng trong năm 1958-1959. Tôi cho rằng đây là thời điểm vàng của Walt Disney trong việc xây dựng Disneyland. Tất cả những công trình dân dụng phức tạp, cấu trúc bê tông to lớn, chưa kể đến phần thiết kế kỹ thuật từ bản vẽ… cả những trò chơi hoàn toàn mới đều chưa từng hiện diện trong ngành công viên giải trí”.

Tham khảo: Richard Snow / NXB Thế giới và Alpha Books

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Bạn có bao giờ thắc mắc những người biết tiêu tiền lại thường kiếm được nhiều và ngày càng trở nên giàu có. Ngược lại, những người càng tiết kiệm thì cuộc sống vẫn chẳng thể sánh được với người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.