TS Alan Phan: Mỗi lần thất tình là một… cơ hội làm ăn thành công!

Posted by

Tiến sĩ Alan Phan nhớ rất kỹ những lần thất tình của mình, vì nó đã mang lại cho bản thân ông nhiều cơ cơ hội làm ăn lớn.

Nhớ lại hồi năm 2013, khi ở tuổi 68, Tiến sĩ Alan Phan vẫn còn rất hào hứng khi nói về tình yêu, thậm c

Tiến sĩ Alan Phan nhớ rất kỹ những lần thất tình của mình, vì nó đã mang lại cho bản thân ông nhiều cơ cơ hội làm ăn lớn.

Nhớ lại hồi năm 2013, khi ở tuổi 68, Tiến sĩ Alan Phan vẫn còn rất hào hứng khi nói về tình yêu, thậm chí, cựu Chủ tịch của Quỹ đầu tư Viasa còn cho biết, mỗi lần ông thất tình, ông lại tìm thấy một cơ hội lớn để kinh doanh.

Trong suốt buổi nói chuyện kéo dài 2 giờ vào tối 31/5/2013 với hàng trăm sinh viên Trường ĐH Kinh tế- ĐH Quốc gia, TS Alan Phan đã có khoảng hơn 50 lần nhắc đến những mối tình đã qua khi kể về những thành công và thất bại trong suốt 43 năm lăn lộn trên thương trường ở Mỹ và Trung Quốc.

Điều thú vị, đó là mỗi lần bị phụ nữ cho “leo cây” (theo cách nói của ông), là mỗi lần ông tìm thấy một cơ hội kiếm tiền lớn.

Câu chuyện đầu tiên là năm 1970, lúc đó ông còn trẻ và đang hẹn hò với một “cô đào”. TS Alan Phan kể: Có một lần, khi hẹn cô đào đến một quán cà phê ở Sài Gòn, ông ngồi chờ mãi, nhưng rốt cuộc cô đào đó đã không đến. Quá sốt ruột, ông ngồi nhìn quanh và thấy bên cạnh bàn mình ngồi có một người Mỹ đang loay hoay với tấm bản đồ Sài Gòn trên tay.

Chẳng có gì làm khi đang ngồi chờ người yêu, ông quay sang người Mỹ và hỏi: Anh cần tôi giúp gì không?. Người Mỹ nọ nói rằng, ngày mai, ông ta cần đến Sở Tài chính Sài Gòn để giải quyết công việc làm ăn. Alan Phan lúc đó nói rằng: Chuyện nhỏ, tôi sẽ giúp anh, bởi người đứng đầu Sở Tài chính là bạn của tôi. Và câu chuyện với người Mỹ đó đã giúp Alan Phan “giết” thời gian bên ly cà phê khi bị cô bạn gái cho “leo cây” phũ phàng.

Buổi hẹn với doanh nhân Mỹ cũng đến, Alan Phan đã dẫn ông này đến gặp người đứng đầu Sở Tài chính. Khi mở cửa bước vào, thấy cách nói chuyện “bỗ bã” của Alan Phan với người bạn chức quyền, doanh nhân Mỹ đã rất ấn tượng và thích thú với phong cách này của ông.

Dù buổi gặp đó cũng không giúp gì nhiều cho doanh nhân Mỹ này, nhưng sau đó, ông ta tìm đến với Alan Phan và nói: Anh có muốn làm việc cho tôi không?. Ông Alan Phan hỏi: “Liệu anh có thể trả lương nổi cho tôi không?”.

Tưởng là một câu hỏi khó cho doanh nhân kia, vì trong đầu Alan Phan nghĩ rằng “cùng lắm thì anh cũng chỉ trả cho tôi được khoảng 50 hoặc 60 USD, trong khi tôi đang sống một cuộc đời độc thân vui tính và tiền rủng rỉnh vì những khoản làm ăn nho nhỏ của mình”. Tuy nhiên, khá bất ngờ, doanh nhân người Mỹ nói: “Tôi trả anh mức lương 2.000 USD nhé, liệu có ổn không?”.

Ông Alan Phan kể, vào thời điểm năm 1970, một mức lương 2.000 USD, ông không thể thốt nên lời.

Alan Phan đùa rằng, cái lần thất tình đó tôi nhớ rất kỹ, vì nó đã mang lại cho tôi một cơ hội làm ăn lớn.

Khi có người hỏi đùa rằng, nếu hôm đó, cô đào kia đến như lời hẹn, ông không gặp doanh nhân người Mỹ, không trở thành một ông chủ giàu có và một vị tiến sĩ danh tiếng như hôm nay, thì ông sẽ trở thành người như thế nào?. Alan Phan dí dỏm: “Có thể, tôi sẽ trở thành một ca sĩ nổi tiếng!”.

Câu chuyện thứ hai, TS Alan Phan chia sẻ, khi còn sống ở bên Mỹ, ông yêu một cô người bản xứ xinh đẹp và giỏi giang. Cũng từ ngày đó, ông làm việc ít lại, ngủ nhiều hơn và có xu hướng muốn tận hưởng cuộc sống. Ông nghĩ rằng cô gái kia đã chủ động đến thì không bao giờ chia tay ông trước, nhưng chính tính cách ỷ lại, lệ thuộc vào người khác đã khiến cô gái rời bỏ ông trong sự thất vọng.

Từ đó, ông nhận ra rằng, ỷ lại sẽ khiến mọi thứ dần quay lưng với mình, trong đó có thành công. Thế là ông lại lao vào công việc và liên tiếp mở những công ty lớn, làm ăn vươn ra tầm nước Mỹ.

Một lần nữa, khi ông có hẹn với một cô bạn gái sẽ đi nghỉ trên một chiếc du thuyền trong 10 ngày. Ông đã đến du thuyền trước và chờ cô gái, nhưng đến giờ xuất phát, rốt cuộc cô gái đó cũng không đến. 10 ngày trên du thuyền chỉ có những món ăn, mấy quyển sách và biển cả mênh mông. Alan Phan đã rất chán nản và để giết thời gian, ông buộc phải tìm đến mấy cuốn sách để giải khuây.

Thật không ngờ, những cuốn sách đó toàn là bí quyết làm ăn của các tỷ phú Mỹ và ông đã nghiền ngẫm chúng như kiểu vừa tìm thấy bảo bối vậy. Alan Phan nói đùa, nếu cô gái ấy đến đúng như lời hẹn, ông đã không đọc những cuốn sách kia.

Và sau lần thất tình này, Alan Phan đã tìm thấy cơ hội làm ăn khi phát hiện ở thị trường Trung Quốc, công nghệ đang còn là một cái gì đó mới mẻ, xa lạ. Ông Alan đã trở thành doanh nhân đầu tiên đưa giáo dục từ xa qua mạng internet ở Trung Quốc.

Qua câu chuyện cuộc đời mình, TS Alan Phan nhắn nhủ với các bạn trẻ Việt Nam rằng, thất bại thực tế không phải là kẻ thù, mà người bạn để giúp ta thành công.

TS Alan Phan chỉ ra 3 kẻ thù lớn nhất đối với người Việt Nam đó là: Lười biếng, ỷ lại và bỏ cuộc. Ông nhận xét, giới trẻ Việt Nam còn lười, suốt ngày “cà phê, chém gió”, đó là cái lười về thời gian. Còn cái lười tệ hại hơn đó là lười về tư duy.

Ông Alan Phan nói rằng, ông rất tâm đắc một câu nói của John Kennedy: “Hãy hỏi tại sao không, chứ đừng hỏi tại sao”. Phải có sự suy nghĩ, tư duy nằm ngoài khuôn khổ.

Tọa đàm Lập trình sự nghiệp cùng TS. Alan Phan

Tối 31/5/2013, tại Hội trường 801 Nhà E4, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN đã tổ chức “Diễn đàn Lập trình sự nghiệp cùng TS Alan Phan – Đi tìm bản lĩnh Việt trong nền kinh tế tương lai”. Đây là cơ hội để các sinh viên Trường Đại học Kinh tế được giao lưu và lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia kinh tế nổi tiếng này.

Đây không phải là lần đầu tiên TS. Alan Phan giao lưu với sinh viên ĐHKT nhưng buổi giao lưu lần này vẫn khiến các sinh viên vô cùng háo hức. Sự hấp dẫn không chỉ đến từ khách mời mà cả chủ đề của chương trình – “Lập trình sự nghiệp”.

Diễn đàn mong muốn mang đến một góc nhìn trực diện về các vấn đề thực tế mà sinh viên đang phải đối diện, đặc biệt là những điểm yếu của chính họ.

Đây là một trong những điều mà TS. Alan Phan chia sẻ với những khán giả của mình thông qua câu chuyện đời của 3 anh em ruột trong chính gia đình ông. Cậu em út của ông tốt nghiệp luật sư năm 1975. Sau năm 1975, cậu sang Guam, rồi qua Mỹ sống với tâm trạng mất mát và rơi vào rượu chè, nghiệp ngập.

Mặc dù được gia đình nhiều lần hỗ trợ, giúp đỡ, bảo ban nhưng cậu ta không thoát khỏi thái độ sống tiêu cực, buông rơi, không nỗ lực.

Người em gái của ông Alan Phan là một kế toán viên. Khi sang Mỹ, ở nơi đất khách, cô cố gắng đi học lại đúng chuyên ngành kế toán của mình và xác định theo đuổi nghề kế toán chuyên nghiệp.

Sau nhiều nỗ lực và trải nghiệm công việc, cô được nhận vào làm việc tại KPMG – hãng kế toán – kiểm toán hàng đầu ở Mỹ. Và cho đến nay, cô đang là một chuyên gia cao cấp của KPMG. Sự kiên trì theo đuổi mục tiêu đã giúp cô từng bước có được vị trí chuyên môn cao trong một lĩnh vực khó khăn và nhiều thách thức.

Người cuối cùng trong câu chuyện chính là TS. Alan. Trước 30/4/1975, ông là đồng sở hữu nhiều công ty lớn với hơn 20 ngàn lao động. Sau giải phóng, ông gần như trắng tay và theo đoàn tỵ nạn đến Mỹ.

Với ông, được và mất rất nhẹ nhàng và ông chọn cách sống theo đam mê của mình, không oán trách, không dằn dặt mà luôn nghĩ về tương lai. Kết quả cuộc đời ông như chúng ta đã thấy. Rất đáng để chúng ta ngưỡng mộ.

TS. Alan kết luận: “Thái độ sẽ quyết định kết quả. Nếu bạn sống với thái độ tiêu cực, bạn sẽ chẳng được gì cả”.

Sau câu chuyện về đời mình, ông cũng chỉ ra 3 điểm yếu lớn nhất của sinh viên Việt Nam hiện nay. “Lười biếng” là tính xấu đầu tiên mà TS. Alan Phan phân tích. Ông cho rằng, rất nhiều sinh viên hiện nay biếng học, lười tư duy, muốn nhận được những thứ có sẵn chứ ít khi tìm tòi.

Nhiều người khi gặp khó khăn chỉ muốn tìm lấy lời khuyên là giải pháp trực tiếp từ người khác chứ không chịu tự mình đọc thêm, tìm hiểu thêm. Ông nêu lên một sự đối lập, ngày xưa khi muốn tìm hiểu điều gì sinh viên cũng phải lên thư viện tìm sách; bây giờ mọi thứ quá dễ dàng với “Google” và internet nhưng các sinh viên lại lười hơn sinh viên ngày trước rất nhiều.

Điểm yếu thứ hai được TS. Alan Phan đề cập là “Ỷ lại và đổ thừa”. Trông chờ phụ huynh xin việc cho, hoặc khi gặp vấn đề trong công việc, cuộc sống thì hay đổ thừa do số phận, do hoàn cảnh… là những biểu hiện của điểm yếu này.

Việc ỷ lại và đổ thừa không những làm cho người trẻ thiếu sự chủ động trong việc giải quyết vấn đề của mình mà còn trở thành gánh nặng cho người khác. TS. Alan nhấn mạnh đây là điều mà mỗi người chúng ta cần phải xem lại mình.

Một điểm yếu nữa của sinh viên hiện nay là “Hay bỏ cuộc, thiếu kiên nhẫn”. TS Alan Phan nhận định, đây là điểm yếu nhất trong 3 điểm được chỉ ra. Ông chia sẻ: Công việc, cuộc sống không phải lúc nào cũng bình lặng, êm đềm theo mong muốn của mình, mà sẽ luôn có những khó khăn, bất trắc đến từ mọi phía.

Muốn thành công, chúng ta phải kiên nhẫn và kiên trì. Với cách tư duy và thực hiện nửa vời, dễ nản lòng, những người trẻ khó có thể đạt thành tựu nào đáng kể.

Từ những nhận định đó, TS. Alan Phan đưa ra những lời khuyên cho sinh viên, mà theo ông “Thiết lập mục tiêu cụ thể” chính là việc đầu tiên cần làm, đặc biệt là mục tiêu nghề nghiệp. Việc lựa chọn này phải tự tay mình thực hiện chứ không phải là quyết định của ai khác. Từ nghề nghiệp được chọn, các sinh viên cần có mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.

Tiếp đó là việc “Lập kế hoạch cụ thể và dài hạn”. Đây là một trong những việc ít thấy sinh viên Việt Nam làm. Nhiều sinh viên thường chỉ có những mục tiêu chung chung, kế hoạch chung chung, ngắn hạn nên dễ bị thay đổi, đảo lộn khi có biến cố.

Và cuối cùng là “Tranh thủ những cơ hội tốt để vượt lên”. TS Alan Phan kể rằng, trong cuộc đời ông có rất nhiều biến cố may mắn đến với mình và mình đã nắm bắt, tận dụng được. Chính vì thế, ông cũng khuyên các sinh viên hãy sẵn sàng đón nhận những cơ hội tốt đó.

Trao đổi về những lời khuyên của TS. Alan, có sinh viên hỏi: “Có mâu thuẫn không giữa lời khuyên hãy lập kế hoạch và lời khuyên hãy tranh thủ thời cơ?”. TS. Alan Phan lý giải thêm: “Bạn cần có kế hoạch cụ thể nhưng nếu có cơ hội để làm được nhiều hơn, gặt hái được nhiều hơn thì tại sao bạn không giành lấy cơ hội đấy?”. Kế hoạch là để chuẩn bị đón nhận cơ hội một cách chủ động hơn.

Tại diễn đàn, nhiều câu hỏi về chọn nghề, lập nghiệp cũng đã được các bạn trẻ đặt ra cho TS. Alan Phan. Những câu hỏi này cũng như giải đáp của khách mời sẽ đã được Ban tổ chức tổng hợp và gửi đến các sinh viên trong thời gian gần nhất.

Theo Thúy Đăng/n Việt

Tiến sĩ Alan Phan, tên thật là Phan Việt Ái (sinh ngày 7 tháng 8 năm 1945 – mất ngày 19 tháng 10 năm 2015), là một nhà kinh doanh, giảng viên thỉnh giảng, nhà báo và viết sách.

Quê nội của Alan Phan ở Quảng Trị, mẹ là người Miền Bắc (Việt Nam), còn ông sinh ra và lớn lên tại Bình Dương, Sài Gòn. Gia đình tác giả nằm trong diện trung lưu thời bấy giờ, ông theo học ở trường Petrus Ký, được học bổng USAID và sang Mỹ học chuyên ngành Môi trường năm 1963.

Năm 1968, Alan Phan về nước và giảng dạy tại trường Cao đẳng Phú Thọ (nay là Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Năm 1969, Alan làm việc bán thời gian cho tập đoàn Eisenberg và sau đó kinh doanh riêng với các công ty Dona Foods, Foremost Dairies (Vinamilk ngày nay), Mekong Car,…Ông trở thành một doanh nhân nổi danh ở miền Nam Việt Nam với tổng nhân viên lên đến 18,000 người.

Năm 1975, Alan Phan trở lại Mỹ bắt đầu cuộc đời mới sau biến cố 30/04. Là nhà kinh doanh, ông bôn ba rất nhiều nước để làm ăn, trong đó Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nước mà ông dành đến 42 năm để làm việc.

Alan được ví như Fukuzawa Yukichi của Việt Nam, với mục đích khai phóng tư duy lệ thuộc với tư tưởng độc lập, tự do làm ăn bằng chính sức lực của cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia, ủng hộ tiêu chí “dân giàu, nước mạnh”.

Ông là người Việt đầu tiên đưa công ty Harcourt niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ năm 1997 và thị giá đạt 700 triệu USD năm 1999.

Alan là người thực hiện hai Chương trình từ thiện: “20 triệu máy tính bảng cho trẻ em Việt  Nam”,  “Tiếp lửa cho doanh nghiệp Việt”.

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Tiến sĩ Alan Phan nhớ rất kỹ những lần thất tình của mình, vì nó đã mang lại cho bản thân ông nhiều cơ cơ hội làm ăn lớn.

Nhớ lại hồi năm 2013, khi ở tuổi 68, Tiến sĩ Alan Phan vẫn còn rất hào hứng khi nói về tình yêu, thậm c

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.