Tiền bạc không làm cho bạn hạnh phúc, chính cách bạn tiêu tiền mới làm cho bạn hạnh phúc. Người nào có tiền mà không hạnh phúc là do họ chưa biết cách tiêu tiền.
Tại sao tiền bạc không “đủ” làm bạn hạnh phúc hơn?
Tiền bạc không làm cho bạn hạnh phúc, chính cách bạn tiêu tiền mới làm cho bạn hạnh phúc. Người nào có tiền mà không hạnh phúc là do họ chưa biết cách tiêu tiền.
Tại sao tiền bạc không “đủ” làm bạn hạnh phúc hơn?
Ai cũng đều luôn tìm kiếm hạnh phúc, bằng cách này hay cách khác, đích đến là hạnh phúc vẫn không bao giờ thay đổi. Những rất nhiều người quan niệm nhầm rằng: Hạnh phúc đi liền với sự giàu có!
“Giá như chúng ta ngừng cố gắng để hạnh phúc, chúng ta có thể đã có một khoảng thời gian hạnh phúc.”
Đó là câu nói của tiểu thuyết gia và người đoạt giải Pulitzer Edith Wharton (1862-1937). Nó thực sự chính xác. Bạn có thể nghĩ rằng mình không hạnh phúc trong khi thực ra hạnh phúc đang ở bên bạn.
Tất cả chúng ta đều luôn tìm kiếm hạnh phúc, bằng cách này hay cách khác, đích đến là hạnh phúc vẫn không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều quan niệm sai lầm về hạnh phúc.
Có vô số những định nghĩa khác nhau về hạnh phúc, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào mỗi cá nhân. Tuy nhiên, xét theo phương diện khoa học, hầu hết các nghiên cứu về chỉ số hạnh phúc của mỗi người đều chỉ ra rằng các yếu tố như sức khỏe, sự giàu có, tình trạng hôn nhân và ngoại hình,… đóng một vai trò rất ít quan trọng trong việc tạo nên hạnh phúc.
Điều mà chúng ta vốn luôn nghĩ là sẽ tạo nên phần lớn thành công và hạnh phúc, khiến ta mải mê theo đuổi- hóa ra lại không quan trọng nhiều như ta nghĩ trong việc tạo nên cảm giác hạnh phúc.
Ví dụ, trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã khảo sát vài trăm công nhân tại 10 địa điểm việc làm khác nhau, hỏi họ cảm thấy hạnh phúc như thế nào trong khoảng thời gian 25 phút trong cả ngày làm việc.
Bất ngờ là, những người có thu nhập cao hơn thực ra lại không hề hạnh phúc hơn những người thu nhập thấp hơn, thậm chí họ còn phải trải qua nhiều áp lực, căng thẳng và cảm xúc tiêu cực hơn.
Những phát hiện như thế này đã liên tục được lặp lại trong hàng loạt nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc.
Nghiên cứu liên tục chỉ ra rằng những người lạc quan, vui vẻ sẽ khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn, thành công hơn và có nhiều mối quan hệ viên mãn hơn. Vì vậy, tất cả chúng ta có thể và nên học cách hạnh phúc hơn.
Sự bằng lòng là một khái niệm linh hoạt, bằng lòng sẽ tùy thuộc vào việc ai đó biết thỏa mãn với những gì mình đang có. Phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc có được của cải không làm tăng hạnh phúc. Một người nào đó sống ở một quốc gia có GDP bình quân đầu người cao không phải sẽ hạnh phúc hơn trung bình so với những người tương đương ở một quốc gia nghèo hơn.
Khi bạn chỉ theo đuổi vật chất để kiếm tìm hạnh phúc, thời gian bạn dành cho việc nuôi dưỡng các mối quan hệ cá nhân, nuôi dưỡng tình cảm và các điều tích cực khác bị giảm xuống. Không bằng lòng với những gì mình đang có, bạn rơi vào cái bẫy của sự theo đuổi vật chất mà không biết điểm dừng.
Những người như vậy sẽ chỉ có cảm giác hạnh phúc tạm thời. Sự không bằng lòng và chỉ theo đuổi vật chất sẽ khiến bạn luôn cảm thấy thiếu thốn, không bao giờ là đủ, bạn sẽ luôn căng thẳng mệt mỏi để đạt tới mức của cải bạn cho là “đủ” mà quên đi những gì hiện có và các giá trị tốt đẹp khác trong cuộc sống, giống như câu nói của Mahatma Gandhi: “Trái đất cung cấp đủ để đáp ứng mọi nhu cầu của con người, nhưng không phải mọi lòng tham của con người.”
Tiêu tiền để hạnh phúc
Thay vì đốt hết tiền cho một trải nghiệm nào đó, tôi sẽ cân nhắc lại và suy nghĩ xem cái “hạnh phúc” của tôi nó đặt ở đâu.
Trước khi tôi đi làm, gia đình tôi còn thuộc diện nghèo. Lớn lên với tài chính gia đình như vậy nên tôi không có chút ham muốn nào với hàng hiệu, thời trang hay công nghệ. Nhu cầu đơn giản thành ra tôi cũng chẳng hề có ham muốn kiếm tiền.
Nhưng nói vậy không có nghĩa tôi chưa bao giờ có khủng hoảng tài chính. Năm 2018, tôi chuyển ra ở riêng, kèm theo một số bước ngoặt trong sự nghiệp đã khiến tôi lần đầu tiên đổ nợ. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng trên vai, giai đoạn đó tôi đã chấp nhận làm tất cả mọi thứ có thể, cả việc thích lẫn không thích.
Tuy khó khăn nhưng nó cho tôi nhiều cơ hội, trải nghiệm và bài học và cũng giúp rèn giũa các kỹ năng của tôi, giúp tôi nhận ra trong tay mình đang có những “cần câu cơm” nào có thể thỏa mãn được tất cả các nhu cầu chính: kiếm ra tiền, có niềm vui, hữu ích cho cuộc sống.
Hiện giờ thuật ngữ FOMO (Fear of Missing Out, sợ bỏ lỡ) đã rất phổ biến trong tài chính, đầu tư, giải trí… Còn tôi đã biết về trạng thái đó từ mười mấy năm trước khi đi du học Singapore nhưng là bằng tiếng Phúc Kiến – kiasu, hiểu đơn giản là “nỗi sợ mất”.
Tôi luôn kiasu với trải nghiệm mỹ học. Dù là trong giai đoạn thoải mái hay khó khăn, tôi chưa bao giờ bỏ lỡ một vở opera, ballet, đêm nhạc hay mùi nước hoa tôi yêu thích. Có một lần tôi được mời làm phiên dịch với giá 2 triệu một giờ.
Đó là số tiền không nhỏ với một người trẻ mới đi làm và yêu cầu công việc cũng rất nhẹ nhàng. Nhưng tôi đã từ chối vì nó trùng giờ với một buổi hòa nhạc.
Khỏi phải nói, gia đình lẫn bạn bè khi biết chuyện đều ít nhiều phản đối quyết định này. Nhưng tôi thì không hối hận. Vì không nhận việc đó, tôi vẫn có thể kiếm ra tiền cách khác, không được nhiều như vậy nhưng cũng sẽ cho tôi nhiều kinh nghiệm. Còn buổi hòa nhạc thì chỉ diễn ra có một lần mỗi năm.
Đến lúc đi xem xong tôi mới biết buổi diễn hôm đó cũng là buổi diễn cuối cùng của nghệ sĩ Cho Haeryong, giảng viên Nhạc viện TP.HCM và cũng là huấn luyện thanh nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM. Chị đã tạm biệt Việt Nam để trở về quê hương Hàn Quốc.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra sự quan trọng của mỹ học trong triết học và trong cuộc sống. Với tôi thì những trải nghiệm nghệ thuật và cái đẹp khiến tôi có một lăng kính khác về mọi thứ xung quanh và thế giới trẻ nên sâu sắc, tươi đẹp hơn trước rất nhiều.
Có một câu nói trên mạng là: tiền không thể mua được hạnh phúc, nhưng thứ làm bạn hạnh phúc thì có thể mua được bằng tiền. Tôi nghĩ câu nói này chính xác với tôi và tôi mua trải nghiệm để khiến bản thân hạnh phúc.
Tất nhiên hạnh phúc là một cái mốc rất tượng trưng và nhu cầu con người thì chẳng có điểm dừng. Tôi đã không ít lần vung tay quá trán, cố đấm ăn xôi chỉ vì quá sợ mất, đến mức bất chấp cái giá phải trả.
Vì tôi biết tôi có khả năng kiếm được tiền, cho nên cũng chẳng thiếu những lần ỷ y, tiêu pha rồi sau này kiếm ra trả lại. Bởi thế nên nếu có bất trắc xảy ra thì lúc ấy mới tá hỏa.
Tôi cũng chịu nhiều áp lực từ gia đình lẫn xã hội, đặc biệt khi xung quanh đầy tin nhan nhản về các tỉ phú trẻ thành công, bạn bè thì hết người này đến người kia bàn về kế hoạch đầu tư, mua bán. Tôi có thể lờ mờ nhận ra có những người bạn dần dần không còn thân thiết nữa vì cả hai không chung mối quan tâm.
Cũng có lúc ham muốn có nhiều tiền hơn trong tôi trỗi dậy nhưng khi đâm đầu vào guồng quay thì tôi cảm thấy bản thân như bị vắt kiệt và những điều thường ngày như giao tiếp, ăn uống chẳng còn mang đến chút niềm vui nào.
Tôi trở nên cáu bẳn với người thân, căng thẳng và chán ghét cuộc sống. Vậy là tôi lại rút khỏi những điều đó, quay về một cuộc sống “bình thường”.
Hiện tại, tôi chia thu nhập thành các khoản riêng theo thứ tự ưu tiên: nhu cầu căn bản, sau đó là tiết kiệm, trải nghiệm và từ thiện. Thay vì đốt hết tiền cho một trải nghiệm nào đó, tôi sẽ cân nhắc lại và suy nghĩ xem cái “hạnh phúc” của tôi nó đặt ở đâu.
Giữa việc có ngay một chai nước hoa nữa hay là để phần đó cho một dự án giáo dục mà tôi có thể chia sẻ nhiều trải nghiệm tuyệt vời với những người chưa có cơ hội được tiếp cận, điều gì sẽ khiến tôi vui hơn?
Cuối cùng thì tiền vẫn được dùng để tiêu cho những thứ khiến tôi hạnh phúc, có điều nghĩa của hạnh phúc đã rộng ra, bớt cá nhân hơn và cũng bớt ngông cuồng. Tôi vẫn tự đánh giá bản thân là người rất may mắn, vì có khả năng kiếm tiền và cũng không có quá nhiều áp lực với vấn đề tài chính.
Nhưng trên hết, sự thỏa mãn tài chính đến với tôi khi tôi biết cân nhắc, tiết chế để học cách tự hài lòng với những gì đang có.
3 thói quen “tiêu tiền” giúp bạn sống hạnh phúc và dư dả hơn
Tiêu tiền đúng cách thì dù có bao nhiêu tiền thì cuộc sống của bạn vẫn tốt đẹp. Trong cuộc sống hiện đại, người ta luôn cho rằng, việc không có tiền sẽ cản trở việc theo đuổi hạnh phúc.
Hầu như mọi người đều nghĩ rằng, giá như mình có đủ tiền để thanh toán các hóa đơn và mình sẽ có thể hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều đó trở thành động lực sống, khiến con người ta đầu tư gần như tất cả thời gian, sức lực tinh thần để theo đuổi đồng tiền.
Nhưng sự thật, việc có nhiều tiền không mang lại hạnh phúc lâu dài cho bạn. Trên thực tế, việc không phải lo lắng về việc thanh toán các hóa đơn chỉ làm cho sự thiếu vắng hạnh phúc trở nên rõ ràng hơn. Những thành tựu nho nhỏ mang lại cho bạn niềm vui bắt đầu trở nên vô nghĩa khi bạn bị cuốn vào những mục tiêu đầy tham vọng hơn.
Như vậy, tiền thật sự không mua được hạnh phúc sao? Sự thật là nhiều hay ít tiền không quan trọng bằng việc chúng ta làm gì với số tiền mình có để hạnh phúc hơn.
Hầu hết chúng ta đều mang tư tưởng có phần không hào phóng khi nói đến tiền. Đó là điều rất bình thường, bởi chúng ta đều biết rằng tiền là có hạn và khó kiếm.
Đồng thời, điều đó khiến chúng ta bị ám ảnh về việc tối đa hóa “giá trị” mà mình nhận được từ các khoản chi tiêu.
Và như nghiên cứu đã chỉ ra, có một cái giá tiềm ẩn của việc tìm kiếm giá trị này. Nghiên cứu nói rằng việc mọi người tìm cách để tận dụng tốt nhất tiền mình có và ưu tiên giá trị, sẽ khuyến khích người ta có xu hướng thích những vật dụng vật chất hơn, thay vì trải nghiệm cuộc sống.
Nhưng sự hài lòng hoặc niềm vui mà chúng ta nhận được từ việc mua sắm vật chất thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Thomas Gilovich, giáo sư tâm lý học tại Cornell, nói rằng: chúng ta thích nghi với mọi thứ rất nhanh, và cùng với đó, niềm hạnh phúc mất dần đi.
Nếu bạn muốn hạnh phúc hơn, thay vì tập trung vào chi tiêu cho những giá trị vật chất, bạn hãy tập trung hơn vào việc chi tiền để mua những trải nghiệm cho bản thân. Những trải nghiệm này khác với những thứ vật chất chúng ta mua theo nhiều cách.
Không giống như những món đồ hữu hình, trải nghiệm không có giá trị lâu dài. Điều này giải thích tại sao chúng ta lại ngần ngại chi tiêu cho chúng. Nhưng những điều này lại mang lại cho chúng ta những niềm vui lớn hơn và nhiều lần hơn, đặc biệt là nó mang lại những cảm giác hạnh phúc với mỗi người là khác nhau.
Những trải nghiệm mà bạn có thể bỏ tiền mua ở đây là những chuyến du lịch, hay nhỏ hơn là những buổi tối xem phim bên người thân,… Quan trọng hơn hết, những trải nghiệm thú vị sẽ biến thành những kỷ niệm đẹp, và những ký ức đó có xu hướng tốt dần lên theo thời gian.
Thông thường, ngay cả khi mọi thứ không diễn ra chính xác như kế hoạch, chúng ta vẫn cố gắng biến chúng thành những câu chuyện hay và kỷ niệm vui.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN?
Thay vì mua vô vàn thứ mà bạn không cần, hãy theo đuổi các hoạt động mang lại niềm vui cho bạn. Chúng không cần phải hoành tráng hay xa hoa. Những hành động nhỏ, không tốn kém như nấu món ăn yêu thích hoặc câu cá với con cái cũng đã đủ.
Điều quan trọng là hãy biến nó thành một thói quen nhất quán. Ngoài ra, thỉnh thoảng hãy làm cho nó được thực hiện ở môi trường xã hội. Và ngay cả khi mua đồ, bạn có thể chọn những thứ dẫn đến các hoạt động vui vẻ và ý nghĩa, như đàn piano, sách hoặc máy chạy bộ…
Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ nhưng tiêu tiền cho người khác khiến chúng ta hạnh phúc hơn là giữ nó cho riêng mình.
Nghiên cứu cho thấy từ thiện có tác động đến mức độ hạnh phúc. Các nghiên cứu cho thấy việc tặng quà cũng tạo ra những tác động sinh lý tích cực mang lại lợi ích sức khỏe lâu dài đáng kể.
Tuy nhiên, có một điểm vướng mắc. Việc cho đi làm cho bạn cảm thấy tuyệt vời khi nó là tự nguyện và không mắc phải một số ràng buộc hay nghĩa vụ. Ngoài ra, không phải lúc nào việc cho đi cũng phải là từ thiện. Chi tiêu cho những món quà hoặc đồ ăn vặt cho bạn bè và những người thân yêu của bạn cũng là những lựa chọn tuyệt vời.
Làm thế nào để thực hiện?
1. Đóng góp (ngay cả khi chỉ là một số tiền nhỏ) cho những hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện… Ưu tiên những người cho phép bạn tham gia nhiều hơn và thấy được tác động tích cực từ những đóng góp của bạn.
2. Tạo thói quen tặng quà chu đáo cho những người bạn quý trọng. Nó sẽ không chỉ khiến bạn và người nhận hạnh phúc mà còn làm cho mối quan hệ bền chặt hơn. Và một lần nữa, những món quà mang tính trải nghiệm như vé tham dự một sự kiện hoặc một hộp bánh quy ngon là những lựa chọn tốt hơn.
Để bảo vệ tiền của bạn khỏi tác động của lạm phát, bạn nên đầu tư khoản tiết kiệm của mình vào các tài sản tăng giá trị theo thời gian.
Nhưng đồng thời, bạn phải biết, số tiền đang có trong tài khoản ngân hàng của bạn cũng tạo ra sự khác biệt đáng kể trong chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở những người ở cấp độ thấp hơn.
Nghiên cứu cho chúng ta biết, “có sẵn một tài khoản tiết kiệm mang lại cảm giác an toàn về tài chính, do đó có liên quan đến sự hài lòng hơn trong cuộc sống”.
THỰC HIỆN NÓ NHƯ THẾ NÀO?
Tốt nhất nên có quỹ khẩn cấp trị giá khoảng sáu tháng lương của bạn trong một tài khoản tiết kiệm riêng. Nhưng nếu bạn không thể quản lý điều đó, ít nhất hãy cố gắng có một vài nghìn đô la (trên chi phí trước mắt của bạn) trong đó.
4 cách để trở nên hạnh phúc hơn
Nhìn chung, những người hạnh phúc dành ít thời gian ở một mình và nhiều thời gian để giao tiếp với người khác. Họ cũng có xu hướng hướng ngoại và dễ kết giao hơn so với những người không hạnh phúc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra những người hạnh phúc có mối quan hệ xã hội chặt chẽ bao gồm bạn bè và gia đình.
Theo Aristotle, con người là ‘động vật xã hội’ tìm kiếm sự đồng hành của người khác để đóng góp vào hạnh phúc của mình. Đây là một nhu cầu thiết yếu đối với sức khỏe. Những người nuôi dưỡng các mối quan hệ thân thiết gắn bó thường có khả năng đối mặt tốt hơn khi gặp những căng thẳng lớn trong cuộc sống như mất mát, mất việc hoặc bệnh tật.
Hơn nữa, trong các cuộc khảo sát, ‘tình yêu’ thường được các cá nhân nhắc đến như một yếu tố còn thiếu mang lại hạnh phúc cho họ. Như vậy, các mối quan hệ chất lượng tạo ra những tình cảm đáng quý mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn và là điều cần thiết để hạnh phúc.
Có nhiều hoạt động khác nhau, tùy thuộc vào những gì mỗi người giỏi hoặc yêu thích. Đó có thể là một hoạt động thể chất, một buổi sáng tạo, một buổi giải quyết vấn đề phức tạp hoặc thậm chí đàm phán một thỏa thuận kinh doanh.
Nó cũng có thể là tập thể dục hoặc sở thích khiến chúng ta đạt được sự tập trung sâu sắc và cảm nhận được dòng chảy của thời gian, thấy ý nghĩa của cuộc sống, từ đó sống tích cực hơn.
Do đó, để nâng cao cơ hội cảm thấy hạnh phúc thường xuyên hơn, hãy cố gắng thử nghiệm nhiều sở thích và hoạt động đa dạng và phong phú cho đến khi bạn tìm thấy những sở thích và hoạt động tốt nhất khiến bạn thư giãn, tích cực lên mỗi ngày.
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao các tình nguyện viên tham gia các hoạt động tình nguyện lại cảm thấy hài lòng như vậy? Đó là bởi vì họ làm việc hướng tới mục đích lớn lao, điều này tạo ra hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc sống của họ. Chúng ta hạnh phúc khi cảm thấy rằng chúng ta quan trọng và những gì chúng ta làm quan trọng.
Các phát hiện tâm lý chỉ ra rằng một khi các mục tiêu cá nhân phù hợp với việc tạo ra ‘ý nghĩa’ cho mình và cho cả người khác, chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc hơn RẤT NHIỀU.
Những hành động tốt, sống vị tha sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn, giúp ta xây dựng và củng cố các mối quan hệ. Khi các mối quan hệ xung quanh ta đều tích cực và ý nghĩa, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời có thật nhiều điều tốt đẹp và bạn sẽ hạnh phúc.
Điều quan trọng là phải nhìn cuộc sống từ góc độ “toàn diện” để nâng cao và duy trì mức độ hạnh phúc. Một cách để đạt được cái nhìn tổng thể này là chia đều mối bận tâm cho từng lĩnh vực trong cuộc sống. Tập trung quá mức vào bất kỳ lĩnh vực đơn lẻ nào trong khi phớt lờ vấn đề khác sẽ khiến bạn không hạnh phúc.
Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cân bằng. Chẳng hạn, khi đang tập trung cho giai đoạn công việc, bạn bỏ bê sức khỏe tinh thần, điều này sẽ khiến bạn bực tức, nóng nảy, mệt mỏi và khiến cuộc sống của bạn không còn hoàn hảo.
Như vậy, tiền bạc, của cải không phải là mấu chốt dẫn đến hạnh phúc. Sự bằng lòng đối với hiện tại, trân trọng những điều mình đang có và hướng tới sự cân bằng chính là chìa khóa cho hạnh phúc dài lâu!
Tham khảo: Nhịp sống kinh tế, Tuổi trẻ, Phạm Ngọc Anh
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Tiền bạc không làm cho bạn hạnh phúc, chính cách bạn tiêu tiền mới làm cho bạn hạnh phúc. Người nào có tiền mà không hạnh phúc là do họ chưa biết cách tiêu tiền.Tại sao tiền bạc không “đủ” làm bạn hạnh phúc hơn?