Từ cuộc nhậu giữa Tào Tháo và Lưu Bị: Bài học bất kể nhân viên hay ông chủ đều cần

Posted by

Tào Tháo đã bày ra tiệc rượu, mời Lưu Bị tới uống, nói chuyện thế sự, anh hùng. Một bữa rượu, một cuộc trò chuyện, được xem là câu chuyện kinh nghiệm nghề nghiệp kinh điển nhất Tam Quốc, có giá trị đến tận bấy giờ.

Sau khi gi

Tào Tháo đã bày ra tiệc rượu, mời Lưu Bị tới uống, nói chuyện thế sự, anh hùng. Một bữa rượu, một cuộc trò chuyện, được xem là câu chuyện kinh nghiệm nghề nghiệp kinh điển nhất Tam Quốc, có giá trị đến tận bấy giờ.

Sau khi giúp đỡ Tào Tháo “xử lý” Lã Bố, Lưu Bị theo Tào Tháo về Hứa Xương. Khi đó, mưu sĩ bên cạnh khuyên Tào Tháo nên giết Lưu Bị để diệt trừ hậu họa về sau. Dù nói mọi thứ đã có tính toán, trong lòng Tào Tháo vẫn có sự lo lắng nhất định. 

Lưu Bị thất thế đến nỗi phải đầu quân cho Tào Tháo, còn lo lắng điều gì? Thực tế, ở Lưu Bị có 3 điểm không thể xem thường. Một là, Lưu Bị nổi tiếng nhân nghĩa, lại có chí lớn; hai là Lưu Bị có 2 hổ tướng là Quan Vũ và Trương Phi; ba là Lưu Bị có danh phận “con ông cháu cha”, sau này chỉ cần hô một tiếng là có vạn người theo sau. 

Vì thế, Tào Tháo quyết định bày tiệc rượu mời Lưu Bị, nói chuyện thế sự anh hùng. Cuộc trò chuyện này được xem là câu chuyện kinh nghiệm nghề nghiệp kinh điển nhất thời Tam Quốc. 

Thưởng rượu luận anh hùng

Hôm đó, Lưu Bị đang tưới nước trong vườn thì Hứa Chử và Trương Liêu đến mời. Vừa gặp mặt, Tào Tháo đã nói: Huyền Đức lão đệ, dạo này bận việc lớn nhỉ? Câu nói này khiến Lưu Bị có chút giật mình. Khi nghe Tào Tháo nhắc việc lớn là trồng rau tưới nước làm vườn, Lưu Bị mới thở phào nhẹ nhõm. 

Lưu Bị thừa biết dã tâm của Tào Tháo. Là một người ăn nhờ ở đậu, Lưu Bị cũng rất biết ý. Hai người đến một đình viên nhỏ, trên bàn đá có một đĩa mận và một bình rượu. Hai người ngồi đối diện nhau, vừa uống được nửa bình thì mây đen ùn ùn kéo tới. Nhìn bầu trời xa xăm, Tào Tháo hỏi Lưu Bị:

Huyền Đức, ngươi có biết phép biến hóa của rồng không?

Không biết, thừa tướng học rộng hiểu cao, tôi sẵn lòng nghe dạy. Lưu Bị đáp.

Tào Tháo nhìn bầu trời cuộn cuộn mây đen nói:

Rồng có thể to thể nhỏ, có thể ẩn có thể hiện. Khi to, rồng cuộn mây nhả sấm, khi nhỏ để ẩn thân; khi có thể bay cao giữa đất trời, khi ẩn giữa lớp sóng cuồn cuộn ngoài xa. Điều này giống anh hùng ngao du trong thiên hạ. Ngươi ngao du 4 phương nhiều năm, trong thiên hạ này ai có thể xem là anh hùng? 

Lưu Bị hỏi: Viên Thuật vùng Hoài Nam, binh nhiều lương đủ có được xem là anh hùng?

Tào Tháo đánh giá, người này chỉ là một bộ xương khô đặt một chân vào mộ, không phải anh hùng.

Lưu Bị lại hỏi, Viên Thiệu vùng Hà Bắc, con ông cháu cha, gia thế hiển hách, độc chiếm Ký Châu, năng thần dưới trướng không kể siết có được xem là anh hùng?

Tào Tháo cười, nói Viên Thiệu miệng cọp gan thỏ, nhu nhược thiếu quyết đoán cũng không phải anh hùng.

Khi Lưu Bị nhắc tới Lưu Biểu uy trấn Cửu Châu, được người đời xưng “Giang Hạ bát tuấn”, Tào Tháo vẫn phủ nhận và cho rằng, Lưu Biểu có danh mà không có thực lực. 

Khi Lưu Bị nói Tôn Sách, Lưu Chương, Tào Tháo nói Tôn Sách mượn uy của cha, Lưu Chương tuy tông thất hoàng gia nhưng cũng chỉ là con chó giữ cửa. Trương Tú, Trương Lỗ, Hàn Toại cũng chỉ là những người tầm thường.  

Cuối cùng, Tào Tháo chỉ mình và Lưu Bị cười nói: Thiên hạ này có thể xưng anh hùng, chỉ có hai chúng ta. Nghe xong Lưu Bị giật mình đánh rơi cả đũa. Đúng lúc trời nổi sấm ầm ầm, Lưu Bị lấy lý do sấm to nên rơi đũa. Trong mắt Tào Tháo, anh hùng là phải có cái uy của rồng, trong lòng chí lớn, trong tâm huyền mưu, biết co biết duỗi, biết ẩn biết hiện, nhìn xa trông rộng. 

Viên Thuật là chư hầu khá có thế lực thời bấy giờ nhưng vẫn bị Tào Tháo coi thường bởi y là người nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, không nhìn ra được ưu điểm đồng đội, hứa với cấp dưới cũng chần chừ, không quyết đoán. Do đó, Tôn Sách sau này rời Viên Thuật, tự lập ở Giang Đông. 

Bất kể là nhân viên thông thường hay ông chủ cần phải có tầm nhìn 

Dù là nhân viên hay ông chủ đều cần phải suy tính về lâu dài, có tầm nhìn xa trông rộng. Nếu cứ mải miết nhìn đồng lương, nhân viên cả đời cũng chỉ mãi tầm thường mà thôi. 

Nhiều người chọn công việc chỉ nhìn mức lương, không để ý nhân tố khác. Suy nghĩ này rất hạn hẹp, nông cạn. Bởi ngoài mức lương ra, chúng ta cần để ý đến trải nghiệm công việc, kỹ năng, quan hệ có được là gì. Mức lương quan trọng nhưng không phải hàng đầu, cũng không phải duy nhất. Đây mới được coi là biết tính lâu dài. Họ sẽ không chỉ nhìn lợi ích trước mắt, hiểu được thế cục, luôn âm thầm nỗ lực, biết co biết duỗi, sau này ắt sẽ thành công.  

Đối với lãnh đạo, nếu tầm nhìn hạn hẹp sẽ khó làm được việc lớn, không đi được xa. Nếu muốn bỏ ít nhưng được nhiều, “hứa lèo” với cấp dưới chẳng khác nào đánh mất cơ hội làm giàu công ty, nhân tài cũng bỏ đi mất.

Nếu Viên Thuật có tầm nhìn xa, biết nghĩ lâu dài thì kết cục không thảm hại như thế. Nhưng Tào Tháo, Lưu Bị lại có tầm nhìn, biết cách dùng người. Lưu Bị có chí hướng, biết co biết duỗi, sau này đủ lông đủ cánh sẽ duỗi cánh bay xa, có tầm nhìn lớn, bao dung, biết chiêu mộ nhân tài.

Tào Tháo lại tham vọng, mưu lược và trí tuệ hơn người, có cái uy của người lãnh đạo khiến cấp dưới tôn trọng, nể phục. Là người lãnh đạo cần phải có được cái uy, tầm nhìn và chí hướng của rồng, như thế mới có thể tạo ra, dẫn dắt đoàn đội vững mạnh. 

Theo Báo Dân Sinh

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Tào Tháo đã bày ra tiệc rượu, mời Lưu Bị tới uống, nói chuyện thế sự, anh hùng. Một bữa rượu, một cuộc trò chuyện, được xem là câu chuyện kinh nghiệm nghề nghiệp kinh điển nhất Tam Quốc, có giá trị đến tận bấy giờ.

Sau khi gi

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.