‘Tứ đại gia’ ngành công nghệ Mỹ vướng cáo buộc độc quyền

Posted by

Tứ ‘đại gia’ công nghệ gồm Amazon, Apple, Google và Facebook sẽ có phiên điều trần kết luận xem họ có vi phạm luật chống độc quyền hay không.

Theo Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, Giám

Tứ ‘đại gia’ công nghệ gồm Amazon, Apple, Google và Facebook sẽ có phiên điều trần kết luận xem họ có vi phạm luật chống độc quyền hay không.

Theo Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, Giám đốc điều hành (CEO) của 4 “đại gia” công nghệ này tham gia phiên điều trần, sẽ giúp hoàn tất cuộc điều tra về các cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

Tiểu ban chống độc quyền, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành phiên điều trần với 4 CEO gồm Jeff Bezos (Amazon), Tim Cook (Apple), Sundar Pichai (Google) và Mark Zuckerberg (Facebook) dưới hình thức trực tuyến.

Báo cáo dài 449 trang vừa được công bố đã chỉ trích các hãng công nghệ này mua lại các đối thủ cạnh tranh, ưu tiên các dịch vụ của riêng mình để làm mất đi sự công bằng trong cạnh tranh và nắm giữ quyền lực vượt trội so với các doanh nghiệp nhỏ hơn ở cùng lĩnh vực kinh doanh.

“Cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy một mô hình đáng báo động về các hoạt động kinh doanh làm suy giảm cạnh tranh và kìm hãm sự đổi mới”, Val Demings, thành viên của Ủy ban Tư pháp Hạ viện cho biết. “Cạnh tranh phải là sự báo đáp cho ý tưởng tốt nhất, không phải cho công ty lớn nhất. Chúng tôi sẽ thực hiện các bước cần thiết để buộc những người phá vỡ quy tắc phải chịu trách nhiệm”.

Báo cáo cũng đã đưa ra một số đề xuất chính sách cụ thể và có thể làm thay đổi mạnh mẽ cách hoạt động của ngành công nghệ. Ủy ban Tư pháp của Hạ viện Mỹ đã kêu gọi Quốc hội xem xét thông qua các quy tắc không phân biệt đối xử thương mại, buộc các công ty lớn phải đưa ra các điều khoản bình đẳng cho các công ty khác đang bán sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng của mình. Ủy ban Tư pháp cũng khuyến nghị cấm các công ty lớn cạnh tranh trong những lĩnh vực kinh doanh mà những công ty này có lợi thế lớn.

“Bằng cách kiểm soát khả năng tiếp cận thị trường, những gã khổng lồ công nghệ này có thể chọn người thắng và kẻ thua trong nền kinh tế của chúng ta. Họ không chỉ sử dụng sức mạnh to lớn mà còn lạm dụng nó bằng cách tính phí cắt cổ, áp đặt các điều khoản hợp đồng áp bức và trích xuất dữ liệu có giá trị từ người dùng và doanh nghiệp dựa vào họ”, báo cáo cho biết.

Báo cáo cũng gợi ý Quốc hội cần phải xác định một tiêu chuẩn mới cho các vi phạm chống độc quyền và khẳng định pháp luật cần phải được “xây dựng để bảo vệ không chỉ người tiêu dùng mà còn bảo vệ người lao động, doanh nhân, doanh nghiệp động lập, thị trường mở, nền kinh tế công bằng và các lý tưởng dân chủ”.

Các khuyến nghị được Ủy ban Tư pháp đưa ra thông qua báo cáo có thể để lại hậu quả và làm thay đổi nghiêm trọng cách thức hoạt động của các hãng công nghệ lớn nhất hiện nay, đặc biệt là “tứ đại gia” Amazon, Apple, Facebook và Google. Các công ty lớn thể bị hạn chế tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh và thậm chí có thể bị buộc phải chia tách ra thành nhiều công ty nhỏ hơn để hoạt động riêng biệt, chẳng hạn Facebook sẽ buộc phải chia tách Instagram và WhatsApp ra khỏi mình để trở thành hai công ty độc lập để giảm sự ảnh hưởng của mạng xã hội này.

Theo Ủy ban Tư pháp, những hành động này sẽ ngăn các công ty công nghệ lớn vượt mặt các đối thủ cạnh tranh trên nền tảng của chính họ và quan trọng hơn, sử dụng vị trí đặc quyền của mình để đạt được lợi thế không công bằng. Chẳng hạn với Google có thể ưu tiên kết quả tìm kiếm để hướng người dùng đến những sản phẩm, dịch vụ của mình khi họ tìm kiếm trên Internet, thay vì nhắm đến sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

Các nhà lập pháp cũng khuyến nghị siết chặt việc mua lại đối thủ cạnh tranh của các hãng công nghệ lớn, nhất là khi nhiều hãng công nghệ xem đây là giải pháp để “tiêu diệt” đối thủ, chẳng hạn như trường hợp Facebook mua lại Instagram trước đây.

“Thay sự thay đổi này, bất kỳ sự mua lại nào của một công ty có sự chi phối lớn sẽ bị coi là phản cạnh tranh, trừ khi các bên tham gia thương vụ phải chứng minh được rằng giao dịch là cần thiết để phục vụ lợi ích cộng đồng”, báo cáo cho biết.

Về cơ bản, Ủy ban Tư pháp của Hạ viện Mỹ yêu cầu thực thi luật chống độc quyền một cách mạnh mẽ hơn. Nếu được Quốc hội tán thành, những sự thay đổi về luật chống độc quyền trong tương lai có thể làm ảnh hưởng mạnh đến ngành công nghệ của Mỹ nói riêng và của cả thế giới nói chung, đặc biệt với các hãng công nghệ lớn nhất thế giới hiện nay.

Theo The Verge/DTrends

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Tứ ‘đại gia’ công nghệ gồm Amazon, Apple, Google và Facebook sẽ có phiên điều trần kết luận xem họ có vi phạm luật chống độc quyền hay không.

Theo Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, Giám

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.