Cùng một việc là mua xe nhưng đã cho ta thấy rõ khác biệt tầm nhìn, chiến lược, hiệu quả kinh tế giữa người giàu và người nghèo.
Chúng ta hãy lấy một ví dụ đơn giản, tê
Cùng một việc là mua xe nhưng đã cho ta thấy rõ khác biệt tầm nhìn, chiến lược, hiệu quả kinh tế giữa người giàu và người nghèo.
Chúng ta hãy lấy một ví dụ đơn giản, tên là “người nghèo và người giàu cùng mua xe”, đọc xong bạn sẽ hiểu tại sao người giàu có tiền và người nghèo lại không có tiền.
1. Người nghèo mua xe muốn thực dụng, người giàu mua xe vì thể diện
Đa số người nghèo mua xe hơi là vì tính thực dụng của nó, chẳng hạn vì để đi thăm họ hàng vào dịp tết, hoặc để dành đi ra ngoài trong những ngày mưa gió.
Vì vậy, việc mua một chiếc xe sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của cả gia đình trong những trường hợp thiết yếu, và nó cũng có thể được coi là nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
Đối với người nghèo mà nói, miễn là nó đủ thiết thực, còn lại thì họ không quá quan tâm đến thương hiệu hay bất kỳ một vấn đề nào khác.
Còn người giàu thì sao? Mục đích của việc mua xe là để “trang trí bộ mặt” của họ, đối với họ, xe có đẹp hay không, khi lái xe ra ngoài có oai hay không mới là điều quan trọng.
Bởi người giàu thường quan tâm đến hình ảnh của bản thân, nên điều quan trọng nhất khi mua xe là phải có sĩ diện.
Ví dụ, khi nói về kinh doanh, với tư cách là ông chủ của công ty, việc chọn lái một chiếc xe van hay lái một chiếc ô tô hạng sang đi đàm phán là rất quan trọng, thậm chí nó có thể ảnh hưởng đến kết quả cuộc đàm phán kinh doanh của bạn.
2. Ô tô là đồ xa xỉ đối với người nghèo, nhưng lại là “nhu yếu phẩm” của người giàu
Sở dĩ nói ô tô là thứ đồ xa xỉ đối với người nghèo, là vì khi có ô tô, họ cũng phải tiêu tốn tiền bạc cho các việc liên quan như rửa xe, thay thế phụ tùng, nhiên liệu, bảo dưỡng, v.v. tất cả đều phải cần một số tiền rất lớn.
Nếu mua một chiếc ô tô mà không có tính thiết thực hoặc không thể tạo ra lợi ích cho cuộc sống thì rất có thể những người nghèo sẽ không chọn mua nó.
Ngược lại đối với những người giàu có, thì một chiếc ô tô là nhu yếu phẩm của họ, bởi nó là biểu tượng của địa vị xã hội. Làm việc ở bên ngoài mà không có xe ô tô riêng thì đúng là rất bất tiện.
Thứ nhất, không thể để sếp đi xe buýt được, thứ hai là không thể để lại ấn tượng tốt cho người khác, đạt được mục đích lấy lòng tin. Nếu như vậy thì dù là kết bạn hay nói chuyện làm ăn đều sẽ rất bất lợi.
3. Người nghèo mua xe dựa trên giá cả, người giàu mua xe dựa trên thương hiệu
Khi người nghèo mua xe, họ thường thích xem giá trước, chọn một mẫu xe trong tầm giá có thể chi, sau đó mới so sánh từng chiếc một. Đối với những người không có tiền thì giá cả là một tham khảo cần thiết và rất quan trọng.
Một khi nó vượt quá dự tính của họ, người nghèo có khả năng sẽ từ bỏ ý định mua một chiếc ô tô hoặc sẽ chuyển sang một mẫu xe khác.
Mặc dù bản thân việc mua xe là đã rất tốn kém rồi, nhưng nếu giữa hai mẫu xe chỉ chênh lệch giá khoảng 10 đến 20 triệu thôi thì người nghèo cũng sẽ suy tính lại một hồi lâu, thậm chí là sẽ chọn mẫu ít tiền hơn.
Còn người giàu thì sao? Điều họ coi trọng khi mua xe là thương hiệu, miễn là thương hiệu tốt, đảm bảo độ nổi tiếng, lái xe ra ngoài nhìn thật oai là được. Không thể phủ nhận rằng những người giàu có chút phù phiếm, nhưng đa số thì họ dùng nó cho mục đích giao thiệp trong cuộc sống.
Suy cho cùng thì nếu bạn giàu bạn cũng nên tự thưởng cho mình một mức sống phù hợp với khả năng tài chính, không nên quá bủn xỉn với bản thân. Có thế thì việc kết thêm bạn cũng sẽ dễ dàng hơn, như bạn biết đấy, xã hội hiện nay quan hệ càng rộng thì sẽ càng có lợi.
Có một khoảng cách rất lớn trong tư duy giữa người nghèo và người giàu. Những lựa chọn khác nhau dẫn đến những kết quả khác nhau, và cuộc sống đương nhiên cũng sẽ khác nhau.
Đọc xong, tôi tin rằng nhiều bạn cũng đã tự có cho mình câu trả lời phù hợp, vì sao người giàu cứ mãi giàu, và người nghèo cứ mãi nghèo? Nguyên nhân chính là họ có tư duy không giống nhau.
Theo Trí thức trẻ
Shark Hưng nói thẳng chuyện thanh niên mua ô tô trả góp: Vay tiền để mua tiêu sản, một cổ hai tròng, hì hục trả nợ
Shark Hưng cũng phân tích chuyện các thanh niên tiết kiệm, vay mượn mua ô tô vì bạn gái hay lý do khác và gọi “vay tiền để mua tiêu sản là một cổ hai tròng”.
Hai cái tròng mà Shark Hưng nhắc đến là “tiền nuôi ô tô cùng những thứ phát sinh liên quan” và “tiền trả nợ ngân hàng”.
“Tôi thấy rất buồn cười là rất nhiều bạn trẻ vì cái gì đó hay người yêu bảo thế, tiết kiệm, vay mượn để đi mua xe. Vay tiền để mua tiêu sản là một cổ hai tròng.
Cái xe nuốt chúng ta. Ông cho vay là ngân hàng trả góp nuốt chúng ta thêm một cái tròng nữa.
Cái xe nuốt chúng ta không phải chỉ vì tiền xăng, tiền gửi, tiền bảo hiểm. Cái xe còn nuốt chúng ta ở chỗ là khi đi cái xe, chúng ta phải đến ăn ở quán có chỗ đỗ xe, ngủ ở khách sạn có chỗ đỗ xe, phải đi với bạn gái xứng với chiếc xe. Nó tốn ở chỗ đấy. Nó là tiêu sản ở chỗ đấy.”
Thông qua câu chuyện trên, Shark Hưng ví von chuyện thanh niên chưa ổn định tình hình tài chính, nhưng vẫn cố mua xe để “nâng tầm sĩ diện” với bạn gái, vô tình sập “một cổ hai tròng”, tiêu tốn và tiêu sản rất nhiều..
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Cùng một việc là mua xe nhưng đã cho ta thấy rõ khác biệt tầm nhìn, chiến lược, hiệu quả kinh tế giữa người giàu và người nghèo.Chúng ta hãy lấy một ví dụ đơn giản, tê
Trả lời