Cuốn sách Delivering Happiness (Tỷ phú bán giày) không chỉ là câu chuyện hấp dẫn mà còn là bài học kinh nghiệm quý giá cho những ai muốn thành công trong sự nghiệp
Cuốn sách Delivering Happiness (Tỷ phú bán giày) không chỉ là câu chuyện hấp dẫn mà còn là bài học kinh nghiệm quý giá cho những ai muốn thành công trong sự nghiệp kinh doanh và trở thành một người giàu có và hạnh phúc. Cuốn Sách ra đời đã khiến cái tên Tony Hseih trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Thông qua bản tự truyện đặc sắc đó, thế giới biết đến Tony Hseih và một hành trình kinh doanh đầy thú vị.
Tony Hseih sinh ngày 12/12/1973 tại Mỹ. Anh tốt nghiệp đại học Harvard năm 1995 ngành Computer Science. Từ nhỏ, anh đã ham thích kinh doanh và không từ bỏ cơ hội để kiếm tiền. Hết ý tưởng này đến ý tưởng khác, khi thành công lúc thất bại đều mang lại cho Tony nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu để tiến những bước dài trong sự nghiệp kinh doanh sau này.
Sự nghiệp của anh khởi sắc bắt đầu bằng việc đồng sáng lập Công ty quảng cáo trực tuyến LinkExchange và đảm nhiệm vai trò CEO. Năm 1999, công ty này được bán cho Microsoft với giá 265 triệu USD. Sau đó, anh gia nhập Zappos và trở thành CEO của công ty bán giày dép và quần áo trực tuyến lớn nhất thế giới. Năm 2009, công ty bán lại cho tập đoàn Amazon với giá 1,2 tỷ USD. Niềm đam mê đối với kinh doanh và xây dựng văn hóa thương nghiệp vẫn luôn bùng cháy trong Tony, dù đã là tỷ phú, anh vẫn quyết định nhận lời mời của Amazon tiếp tục làm lãnh đạo Zappos.
Tỷ Phú Bán Giày không phải là một cuốn sách dạy cách làm giàu tuần tự theo các bước 1 – 2 – 3,… cũng không hẳn là một cuốn sách chỉ dẫn bí quyết kinh doanh hay nghệ thuật quản lý. Là hành trình tìm ra chân lý của Hạnh phúc, Đam mê và Lợi nhuận, Tỷ phú bán giày kể câu chuyện về thành công và thất bại của tác giả từ những thương vụ kinh doanh được khởi nghiệp từ khi 9 tuổi. Những trang trại giun đất, làm cúc áo thủ công, bán pizza ở Harvard,… đã trở thành nền móng cho một LinkExchange và sau này là Zappos lừng danh.
Với Tỷ phú bán giày, người đọc sẽ nhận được cảm hứng, nhiệt tình và cả một chút điên rồ cho những ý tưởng kinh doanh mà nghe qua tưởng như rất liều mạng. Nhưng với Zappos, Tony Hsieh đã tạo dựng được một thương hiệu về “văn hóa công ty” – chìa khóa thành công để theo đuổi một môi trường làm việc năng động và những dịch vụ xuất sắc.
Là cuốn sách bán chạy nhất trên trang Amazon.com: xếp thứ 1 trong các sách về Dịch vụ khách hàng; xếp thứ 5 trong các sách về Marketing và Bán hàng; và xếp thứ 7 trong các sách về Quản lý.
Cuốn sách là một câu chuyện về một doanh nghiệp thành công, trong đó, Tony Hseih chia sẻ những bài học kinh doanh khác nhau mà ông đã học được trong cuộc đời, từ một quầy bán nước chanh và cửa hàng bán pizza cho tới LinkExchange, Zappos.
Tỷ phú bán giày – Câu chuyện về công ty Zappos.com được Amazon mua lại với giá 1.2 tỉ đô (Delivering Happiness) là một câu chuyện về một doanh nghiệp thành công, trong đó, Tony Hseih chia sẻ những bài học kinh doanh khác nhau mà ông đã học được trong cuộc đời, từ một quầy bán nước chanh và cửa hàng bán pizza cho tới LinkExchange, Zappos…Ông cũng đã lý giải việc tập trung vào văn hoá doanh nghiệp có thể dẫn tới những thành công không thể ngờ như thế nào: khiến dịch vụ khách hàng trở thành nhiệm vụ của toàn công ty, không phải chỉ một bộ phận; tập trung vào văn hoá doanh nghiệp như ưu tiên số 1; áp dụng nghiên cứu từ khoa học về hạnh phúc vào việc điều hành doanh nghiệp; giúp nhân viên trưởng thành trong cuộc sống và sự nghiệp.
Cuối cùng, ông cho chúng ta thấy hiệu quả của việc dùng sự hạnh phúc như một khuôn khổ có thể tạo ra lợi nhuận, đam mê, và mục đích trong cả công việc và trong cuộc sống. Trên Amazon.com, “Tỷ phú bán giày – Câu chuyện về công ty Zappos.com được Amazon mua lại với giá 1 tỉ đô” xếp thứ 23 trong số 100 các cuốn sách bán chạy nhất, xếp thứ nhất trong các sách bán chạy nhất về Quản lý, xếp thứ nhất trong các cuốn sách bán chạy nhất về Dịch vụ khách hàng và xếp thứ nhất trong các cuốn sách về kỹ năng Truyền thông.
Dưới đây là 14 bài học kinh doanh xương má.u được rút ra từ cuốn sách “ Tỷ Phú Bán Giày” của Tony Hseih
1. Tìm ra đam mê của mình và theo đuổi nó đến cùng. Đam mê sẽ giúp bạn đủ sức mạnh để vượt qua mọi nghịch cảnh và thách thức trong công việc và trong cuộc sống. Chỉ khi bạn làm những việc bạn yêu thích bạn tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
2. Lựa chọn đúng lĩnh vực mình tham gia, điều đó quyết định thành công của bạn trong tương lai.
Đừng tham gia vào lĩnh vực mình không hiểu, hoặc không có nhiều người kiếm được nhiều tiền.
Doanh nghiệp của bạn thuận lợi thế nào chẳng có nghĩa gì nếu ngành kinh doanh của bạn lựa chọn là sai lầm hoặc thị trường quá nhỏ
Nếu bạn làm trong lĩnh vực Internet, các quỹ đầu tư mạo hiểm khuyên bạn hãy clone những doanh nghiệp đã thành công trên thị trường Mỹ với số vốn định giá cao 500 triệu đôla trở lên
Chẳng bao giờ quá muộn để thay lĩnh vực bạn đang hoạt động!
3. Đầu tư vào những ngành bạn không hiểu, những công ty bạn không thể kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng, cho những người bạn không biết và không tin tưởng là những ý tưởng ngu xuẩn
4. Có một tầm nhìn lớn và đi chắc chắn từng bước nhỏ. Với một công ty khi khởi nghiệp cũng như khi vững mạnh, dòng tiền chính là mạch máu của công ty, sẵn sàng tìm mọi giải pháp tạo ra dòng tiền dương để duy trì công ty trước khi cất cánh
5. Một khi đã lựa chọn được đam mê của mình, và nếu nó đáp ứng được một thị trường đủ lớn, hãy kiên trì đi đến cùng, nhiều khi bạn chỉ cách đích rất là ngắn, đừng vội bỏ cuộc
6. Lấy con người là trung tâm, coi con người là tải sản lớn nhất: dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và chiến lược đào tạo cho nhân viên, tạo cho họ một môi trường họ có thể học tập, hoàn thiện bản thân và đam mê hết mình với công việc
7. Hãy tạo ra những trải nghiệm BẤT NGỜ, vượt trên sự mong đợi của khách hàng
8. Không nên thuê ngoài những hoạt động chủ chốt của mình (ví dụ kho hàng là một hoạt động chủ chốt của 1 công ty TMĐT, thuê ngoài sẽ làm bạn gánh chịu rất nhiều rủi ro cho thương hiệu và uy tín)
9. Chăm sóc khách hàng qua điện thoại rất quan trọng, có thể nó không tạo ra doanh thu trực tiếp, nhưng đó có thể là cơ hội duy nhất bạn gây ấn tượng cho một khách hàng trung thành trong tương lai; hãy để họ nhớ những trải nghiệm bạn đem lại cho họ
10. Coi chăm sóc khách hàng là nhiệm vụ của toàn bộ công ty, không phải của riêng 1 bộ phận nào
11. Đưa những giá trị cốt lõi trở thành điều mà tòan bộ công ty đều thấm nhuần, hiểu và áp dụng trong công việc cũng như trong đời sống cá nhân của mình. Khi đó, mỗi cá nhân sẽ trở thành một đại diện thương hiệu cho bạn
12. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải dựa trên ý kiến của nhân viên. Chỉ khi họ được lựa chọn, họ mới cam kết với những gì họ đã chọn
13. Những công ty lớn hơn có tầm nhìn vĩ đại hơn, vượt lên trên mục tiêu kiếm tiền hay trở thành 1 công ty hàng đầu trên thị trường. Rất nhiều công ty khác đã bị mắc kẹt khi chỉ tập trung vào kiếm tiền, và sau đó họ chẳng bao giờ trở thành 1 công ty lớn cả. Đó cũng là tiêu chí đánh giá một con người và một người vĩ đại: họ có tầm nhìn lớn vượt trên mục tiêu kiếm tiền
14. Hãy vui vẻ: Tận hưởng cuộc sống, vui vẻ với những việc mình làm.
Tạo không khí vui vẻ và cởi mở, thậm chí pha chút kỳ quặc trong doanh nghiệp bạn, điều đó không chỉ khiến nhân viên của bạn sáng tạo hơn mà họ cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn
Tạp Chí Doanh Nhân
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Cuốn sách Delivering Happiness (Tỷ phú bán giày) không chỉ là câu chuyện hấp dẫn mà còn là bài học kinh nghiệm quý giá cho những ai muốn thành công trong sự nghiệp