Tỷ phú Bill Gates đã chi 3 triệu USD cho dự án của đại học Harvard nhằm ngăn chặn sự nóng lên của Trái Đất bằng cách “che trời”. Đến nay,
Tỷ phú Bill Gates đã chi 3 triệu USD cho dự án của đại học Harvard nhằm ngăn chặn sự nóng lên của Trái Đất bằng cách “che trời”. Đến nay, dự án sắp được tiến hành thử nghiệm.
Năm 2019, tỷ phú Bill Gates cho biết ông sẽ xem xét tài trợ hơn 3 triệu USD để khởi động dự án phun hàng triệu tấn bụi vào tầng bình lưu để ‘làm mờ’ Mặt Trời, nhằm ngăn chặn sự nóng lên của Trái Đất. Và các nhà khoa học tại Đại học Harvard đang có nhiệm vụ nghiên cứu để thực hiện điều này.
Theo các nhà khoa học tại ĐH Harvard, dự án này sẽ cần hơn 800 phi cơ để mang hàng triệu tấn bụi phấn lên một tầm cao 12 dặm trên bề mặt Trái Đất sau đó phun vào tầng bình lưu nhằm cản bớt sức nóng của Mặt trời.
Về lý thuyết, bụi trong không khí sẽ tạo ra một tấm che nắng khổng lồ, phản chiếu một phần các bức xạ độc hại của Mặt Trời vào không gian. Bên cạnh đó, lớp bụi không khí này cũng giúp hạ nhiệt trên Trái Đất, đồng thời ngăn chặn quá trình nóng lên toàn cầu.
Các nhà khoa học tại ĐH Havard đang muốn làm một thử nghiệm nhỏ, trong đó sẽ sử dụng một quả khinh khí cầu để mang khoảng 2kg bụi canxi cacbonat (kích thước của một chiếc túi bột) vào khí quyển cách mặt đất 12 dặm trên sa mạc New Mexico. Những cảm biến trên khinh khí cầu sẽ ghi nhận lại hầu hết sự thay đổi về mật độ bức xạ trong ánh nắng mặt trời sau khi bị đám mây bụi chặn bớt. Sau 24 giờ, nó sẽ được thu hồi lại và những số liệu sẽ được mang đi phân tích.
Tuy nhiên, thử nghiệm đang bị trì hoãn, trong bối cảnh lo ngại rằng nó có thể gây ra một loạt các phản ứng dây chuyền tai hại, tạo ra sự tàn phá khí hậu dưới dạng hạn hán, bão dữ dội và gây ra cái chết cho hàng triệu người trên thế giới.
Được biết, dự án này được đại học Harvard và tỷ phú Bill Gates lấy ý tưởng dựa trên vụ phun trào núi lửa Pinatubo ở Philippines vào năm 1991, một trong những vụ bùng nổ núi lửa khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, từng giết chết 700 người và khiến 200.000 người mất đi nơi ở.
Trong lần bùng nổ đó, núi lửa Pinatubo đã phun ra 20 triệu tấn tro bụi, tạo nên đám mây bụi khổng lồ che phủ một phần bề mặt Trái đất suốt 1 năm rưỡi. Đám mây bụi này đã khiến nhiệt độ toàn cầu giảm xuống 0.5 độ C trong vòng hơn 1 năm trước khi hoàn toàn tan biến.
Nếu dự án mây bụi này thành công, không chỉ hiện tượng nóng lên toàn cầu bị đẩy lùi mà sức khỏe nhân loại cũng cải thiện vì những tia bức xạ gây ung thư đã bị giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, việc làm này sẽ đồng thời cản đi phần lớn nguồn sáng đến Trái Đất và có thể gây ra thảm họa “băng giá” như trong phim Snowpiercer.
Sau nhiều lần phải trì hoãn bởi sự phản đối của các nhà khoa học và công chúng, trong thời gian tới dự án sẽ được tái khởi động khi một khinh khí cầu mang theo các hạt canxi cacbonat còn được gọi là “bụi phấn” sẽ được thả trên bầu trời Thụy Điển nhằm làm mờ ánh sáng mặt trời.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ thử nghiệm cho dự án che lấp mặt trời làm nguội Trái đất mà Bill Gates đã ủng hộ. Theo tờ The Times, một khinh khí cầu lớn sắp tới đây sẽ được thả trên bầu trời Thụy Điển và mang theo các hạt canxi cacbonat che lấp và làm mờ ánh sáng mặt trời.
“Thí nghiệm nhiễu loạn tầng bình lưu có kiểm soát” (SCoPEx) sẽ giúp chứng minh thông qua giải phóng lớp “bụi phấn” vào tầng bình lưu cuối cùng có thể làm chuyển hướng một phần năng lượng của mặt trời và làm giảm nhiệt độ của hành tinh.
Khinh khí cầu sẽ được lắp đặt tại gần thành phố Artic của Kirnuna và đây sẽ là nỗ lực đầu tiên nhằm thử nghiệm liệu hiện tượng trái đất nóng lên có thể được kiểm soát nhờ che mờ ánh sáng mặt trời hay không. Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học từ Đại học Havard và nhận được hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ tư nhân bao gồm nhà sáng lập Microsoft. Mục đích của nghiên cứu nhằm chứng minh ánh mặt trời phản chiếu bên ngoài tầng khí quyển của hành tinh.
Theo thông tin trên trang của dự án, “ScoPEx là một thí nghiệm khoa học nhằm nâng cao hiểu biết về các sol khí lưu huỳnh trong tầng bình lưu có thể liên quan đến quản trị bức xạ mặt trời. Bên cạnh đó, các quan điểm đối lập với dự án cho rằng, quản trị bức xạ mặt trời có thể mang lại những rủi ro bắt buộc và nhiều thay đổi cực đoan trong các hiện tượng thời tiết không khác gì so với xu hướng trái đấy nóng lên hiện nay. Mặt khác, các nhà bảo vệ môi trường lo ngại thay đổi này sẽ “bật đèn xanh” cho hiệu ứng nhà kính tiếp tục tiếp diễn.
Tờ The Times cũng cho biết, những người chỉ trích dự án lập luận rằng những loại hoạt động quản trị bức xạ mặt trời như vậy sẽ “phản tác dụng” khi các chính trị gia vin vào cớ này trì hoãn giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Tỷ phú Bill Gates đã chi 3 triệu USD cho dự án của đại học Harvard nhằm ngăn chặn sự nóng lên của Trái Đất bằng cách “che trời”. Đến nay,
Trả lời