Ước mơ của Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ: Vì một Việt Nam hùng cường, vĩ đại!

Posted by

Ngoài việc khát khao trở thành nhà lãnh đạo cà phê thế giới, Việt Nam thành thủ phủ cà phê thế giới, một trong những mơ ước rất đáng trân trọng của chủ tịch

Ngoài việc khát khao trở thành nhà lãnh đạo cà phê thế giới, Việt Nam thành thủ phủ cà phê thế giới, một trong những mơ ước rất đáng trân trọng của chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ là mong muốn Việt Nam có thể vươn mình lớn mạnh.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ được biết đến không chỉ là người đại diện cho Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên mà còn đại diện cho nền cà phê Việt Nam.

Khát khao trở thành nhà lãnh đạo cà phê thế giới

Ngày 27/4/2011, cái tên ” Cà phê Trung Nguyên” xuất hiện trên tờ báo danh tiếng Financial Times như một trường hợp nghiên cứu điển hình về mô hình doanh nghiệp thành công và được bình chọn là một trong những doanh nghiệp thành công nhất.

Đồng thời, biệt danh “Vua Cà phê Việt Nam” của ông Vũ cũng được xuất hiện một cách chính thức trên tạp chí National Geographic Traveller.

doanh nhân có niềm say mê mãnh liệt với cà phê, ông Vũ luôn có khát vọng từ người nông dân trồng cà phê đến người tham gia sản xuất chế biến, phân phối phải được hưởng thành quả lớn, đau đáu trong lòng làm sao để cà phê Việt Nam lên vị trí xứng đáng trên thị trường thế giới.

Ai nhận xét tôi cuồng ngôn? Quan điểm của tôi, khi tôi nói tôi là số đông, còn người nghe là số ít, hiểu được bao nhiêu thì hiểu… Chúng tôi không phải vĩ cuồng mà bạn phải nhìn nhiều và rộng hơn.

Đặc biệt, trong một bài phỏng vấn trên tờ báo nước ngoài, ông Vũ đã không giấu tham vọng muốn trở thành “Nhà lãnh đạo cà phê thế giới”. Nhiều người sau khi nghe tham vọng này của ông Vũ cho rằng ông là người cuồng ngôn, cuồng vĩ. Tuy nhiên, với Vũ, đây là một khát vọng lớn lao đến cháy bỏng.

Điều này thể hiện ngay từ thủa sơ khai của Trung Nguyên. Bởi lẽ, khi đặt cái tên Trung Nguyên, ông Vũ đã khéo léo lồng vào đó khát vọng của mình.

Theo ông Vũ, Trung Nguyên có hai nghĩa. Thứ nhất Trung Nguyên là miền trung cao nguyên, cao nguyên trung phần. Thứ hai, ngày xưa khi đọc truyện kiếm hiệp, ông biết trung nguyên là vùng đất trung tâm của Trung Quốc. Ai mà chiếm được trung nguyên sẽ trở thành bá chủ thế giới.

“Tôi muốn là bá chủ thế giới nên đặt tên Trung Nguyên. Chỉ đơn giản vậy thôi. Phải toàn cầu hóa Trung Nguyên, phải đưa Trung Nguyên ra ngoài thế giới”, ông khẳng định.

Để thực hiện khát vọng lớn lao này, ông còn dành nhiều thời gian để xây dựng đề án phát triển bền vững cà phê Việt Nam, “thánh địa cà phê toàn cầu”, không ngừng học hỏi, đúc kết từ những bí quyết xây dựng thương hiệu cà phê của các nước khác, các hãng cà phê hàng đầu khác trên thế giới để mang về những cách thức chế biến cà phê ngon nhất.

Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều năm sau đó, ông Vũ dành đến 95% quỹ thời gian của mình cho việc suy nghĩ, tìm kiếm những mô hình, nguyên lý giúp doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn.

Biểu tượng của tinh thần khởi nghiệp

Ngoài việc khát khao trở thành nhà lãnh đạo cà phê thế giới, Việt Nam thành thủ phủ cà phê thế giới, một trong những mơ ước khác rất đáng trân trọng của vị doanh nhân này là mong muốn Việt Nam có thể vươn mình lớn mạnh như quốc gia Israel.

Và để thực hiện khát vọng này, bản thân ông Vũ đã có nhiều hoạt động tích cực truyền lửa cho các bạn trẻ, khuyến khích tinh thần khời nghiệp. Bởi theo ông, “thanh niên mạnh thì đất nước mới mạnh”.

Người khác làm được thì ta làm được. Nước khác làm được thì nước ta làm được. Ta nhất định làm được.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nên Đặng Lê Nguyên Vũ phải sớm làm việc giúp gia đình, không có tuổi thơ vui chơi như các bạn cùng chăng lứa.

Hàng ngày, ông phải làm những công việc nặng nhọc của nhà nông như bẻ ngô, chăm lợn rồi đóng gạch giúp gia đình. Chính điều này đã hun đúc trong ý chí của chàng thanh niên trẻ một khát vọng nóng bỏng đó là trở nên giàu có, thoát khỏi cái nghèo mà bản thân ông và gia đình phải trải qua bao năm qua.

Khởi nghiệp với đôi bàn tay trắng, từ chiếc xe đạp cọc cạch đến từng đại lý thu mua cà phê để bắt đầu sự nghiệp, ông Vũ đã biến giấc mơ cà phê Việt Nam thành sự thực. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam – Trung Nguyên đã ra đời và liên tục phát triển mạnh.

Hình ảnh Đặng Lê Nguyên Vũ từ “zero to hero” đã trở thành một tấm gương cho người trẻ Việt, thể hiện khát vọng và khả năng vươn tới thành công.

“Chồng tôi là một biểu tượng, là niềm tự hào, cũng như là niềm cảm hứng của cả một thế hệ thanh niên khởi nghiệp”, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã khẳng định điều này trong một bài phỏng vấn gần đây.

Nhằm cổ vũ, động viên cũng như truyền động lực cho giới trẻ trên đường khởi nghiệp, kiến quốc, ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên đã có nhiều buổi diễn thuyết, thậm chí còn tự biên soạn sách tặng cho giới trẻ.

Trong số đó phải kể đến những cuốn sách nổi bật như “Khuyến học”, “Nghĩ giàu làm giàu”, “Quốc gia khởi nghiệp”, “Không có gì là thất bại, tất cả chỉ là thử thách”, “Đắc nhân tâm”, “Những cuốn sách đổi đời, bên những tách cà phê đổi đời”…

Những cuốn sách này đều có bản quyền và Trung Nguyên chắc chắn đã tốn không ít chi phí cho việc này.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Trung Nguyên còn Sáng tạo vì thương hiệu Việt, Quỹ khơi nguồn sáng tạo, chương trình 100 triệu cuốn sách, ký tặng sách miễn phí,… nhằm gắn kết cộng đồng.

Với cách làm này, ông Vũ đã thúc đẩy hành động, giúp cộng đồng thay đổi tư duy cải thiện cuộc sống.

“Hơn 10 năm nay tôi luôn đi cùng một con đường với các bạn trẻ, góp công sức nhỏ bé cho việc kiến quốc, khởi nghiệp của họ… Không thể có những doanh nhân lớn mang tầm quốc tế nếu ngay từ trên ghế nhà trường các bạn trẻ thiếu hoài bão và tinh thần chiến binh”.

Mượn tách cà phê nhỏ, để làm chuyện Lớn

“Tôi chỉ mượn cái tách cà phê để tôi chuyển đổi một hoài bão, một khát khao và sự khẳng định rằng người Việt nếu dám làm, dám đua tranh, dám thách thức sẽ suy nghĩ được cách làm dù rằng cái lực mình (với thế giới) chênh lệch và biết chiến thắng.

Tôi muốn mượn một tách cà phê, gói cà phê nhỏ đó để truyền tài cái đó cho thế hệ trẻ chứ không phải chỉ vấn đề kinh doanh” – Chủ tịch Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ.

Người biết ước mơ

Hiện nay, Đặng Lê Nguyên Vũ không tiếp tục phát triển Trung Nguyên theo chiều rộng mà anh đang đầu tư chiều sâu cho các cơ sở nội địa để hoàn thiện hình ảnh, củng cố công cuộc kinh doanh, bảo vệ nó khỏi những đối thủ cạnh tranh mới.

Anh không ngừng điều chỉnh hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và cơ cấu tổ chức của Trung Nguyên để thích nghi với những thị trường mới mà anh dự định sẽ thâm nhập, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa dân tộc.

Anh không chỉ hăng say lao vào công việc vì sự lớn mạnh của Trung Nguyên mà còn vì thương hiệu Việt, vì nhiều vấn đề của ngành nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

“Thế giới đã từng biết đến rượu vang Pháp, cà phê Columbia, sữa tươi Hoa Kỳ… Chúng ta cũng có quyền mơ một giấc mơ rằng cả thế giới phải biết đến cà phê Buôn Ma Thuột, thanh long Bình Thuận, vải thiều Thanh Hà, sầu riêng Cái Mơn… Ở Trung Nguyên, chúng tôi không chỉ tập hợp những người biết bán cà phê hay sản xuất cà phê mà là tập hợp của những con người tâm huyết, biết chia sẻ với cộng đồng, với mong ước tự tin ghi dấu ấn riêng của mình vào sự thay đổi của dân tộc, của đất nước” – Đặng Lê Nguyên Vũ nói.

Chính sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm cộng với một chữ tâm đầy nhiệt huyết đã làm nên thành công cho chúng tôi. Hơn bất kỳ một tập thể, cộng đồng nào, Trung Nguyên khao khát chia sẻ tính sáng tạo với tất cả mọi người.

Đặng Lê Nguyên Vũ bật mí: “Chiến lược phát triển công ty của chúng tôi có 5 bước. Hiện tại chúng tôi đang hoàn thiện bước thứ 2. Bước đầu tiên là hình thành gầy dựng thương hiệu, hoàn chỉnh khâu phân phối. Bước thứ hai là đưa chất văn hóa và sự đồng nhất vào sản phẩm, và vì bí mật kinh doanh cho phép tôi không nói, chỉ biết, bước cuối cùng là một Trung Nguyên toàn cầu”.

Anh luôn trăn trở về thế hệ sau mình: “Tôi biết trong cuộc sống vẫn có rất nhiều bạn trẻ mang mặc cảm của sự nghèo khó, của lòng tự ti, nhưng tiền bạc không phải là vốn mà điều quan trọng là phải có những ước mơ lớn lao. Hiện nay, có nhiều bạn trẻ mang trong lòng những ước mơ rất hạn hẹp về những giá trị vật chất mà thiếu đi “chất lửa” của một tuổi trẻ khát khao được cống hiến, được chia sẻ và tâm huyết với những thay đổi lớn lao của dân tộc, của đất nước – đó cũng là một phần lỗi không nhỏ ảnh hưởng của nền giáo dục hiện nay đang làm bào mòn đi tính sáng tạo trong suy nghĩ của họ”.

Với tất cả những gì đã và đang làm được, Đặng Lê Nguyên Vũ đã góp phần tiếp sức để những hạt cà phê thấm đẫm sự nhọc nhằn của người nông dân Việt Nam được chắp cánh xa hơn, chinh phục thị trường thế giới bằng hương vị đậm đà và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.

Trung Nguyên Legend ở Trung Quốc và khát vọng làm nên sự vĩ đại của Đặng Lê Nguyên Vũ

Trung Nguyên Legend Thượng Hải Trung Quốc – Khát vọng vị đại tạo nên con người vĩ đại. Câu nói nổi tiếng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ có lẽ không dừng lại ở việc bán phở và bán cà phê mà đưa hạt cà phê ra tầm quốc tế. Trung Nguyên là người tiên phong đưa thương hiệu Việt xuất ngoại, mở cửa hàng đầu tiên tại nước ngoài, chinh phục thị trường khó gia nhập nhất thế giới: Trung Quốc.

Tháng 9 vừa qua, Trung Nguyên Legend vừa có một ngày khai trương bận rộn trên đất Thượng Hải.

Cửa hàng Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend đầu tiên trên thế giới được đặt tại một địa chỉ rất đẹp ở Thượng Hải – 699 đường Nanjing.

Quán cà phê rộng 500m2 tái hiện lại không gian cà phê Việt Nam với đá núi lửa, đất đỏ bazan, gốm, đồ dùng mây tre đan, hình ảnh nón lá, đã nhận được sự chào đón nhiệt tình của những người yêu cà phê tại Thượng Hải trong ngày đầu mở cửa, phía Trung Nguyên cho biết.

Giữa năm 2018, ông Đặng Lê Nguyên Vũ xuống núi sau 5 năm “ở ẩn”, Tập đoàn Trung Nguyên đã chính thức công bố danh xưng mới “Trung Nguyên Legend – Tập đoàn Chuyên Cà Phê Năng Lượng – Cà Phê Đổi Đời”.

Các chuỗi cà phê ra đời sau đó cũng khoác lên mình thiết kế mới và nhận diện thương hiệu mới với 2 tông màu đen – trắng, với 3 chuỗi thương hiệu: Hệ thống Trung Nguyên Legend Café (thường gọi là Trung Nguyên Legend), Trung Nguyên E-Coffee, và mới đây là Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend.

Cửa hàng tại Thượng Hải thuộc mô hình Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend, mới ra mắt đầu năm 2022. Hiện tại Việt Nam, mô hình này mới có 2 cửa hàng Trung Nguyên Legend tự mở, là Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend tại Đồng Khởi (Quận 1, TPHCM), và Thành phố cà phê (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).

Sau khi cửa hàng Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend tại Thượng Hải đi vào hoạt động ổn định, tập đoàn Trung Nguyên Legend sẽ triển khai mở rộng mô hình chuỗi quán giai đoạn 1 thông qua hình thức hợp tác đầu tư (nhượng quyền) với kế hoạch phát triển 1.000 quán tại khắp các tỉnh thành tại Trung Quốc”, đại diện Trung Nguyên Legend cho biết.

Theo thông tin từ website chính thức của Trung Nguyên Legend, tại Việt Nam, tính đến ngày 23/9, hệ thống Trung Nguyên Legend Café hiện có 46 cửa hàng, hệ thống chuỗi E-Coffee có 538 cửa hàng, Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend có 2 cơ sở được Tập đoàn trực tiếp đầu tư.

Tại Trung Quốc, các sản phẩm, thương hiệu của Trung Nguyên Legend nhận được sự yêu thích của những người yêu cà phê. Đặc biệt, cà phê G7 của Trung Nguyên Legend đã trở thành thương hiệu cà phê hòa tan được ưa chuộng và tin dùng nhất tại thị trường này (theo báo cáo năm 2019 của Chnbrand – cơ quan xếp hạng thương hiệu hàng đầu Trung Quốc), giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường thương mại điện tử.

“Tính từ đầu năm 2022 đến nay, đã có 800 triệu ly cà phê Trung Nguyên Legend được bán ra tại Trung Quốc. Trung bình cứ mỗi 18 ly cà phê được bán ra trên toàn Trung Quốc thì có 1 ly cà phê đến từ thương hiệu Trung Nguyên Legend”, phía Trung Nguyên Legend cho hay.

Tham khảo Nhịp sống kinh tế, Tổng hợp

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Ngoài việc khát khao trở thành nhà lãnh đạo cà phê thế giới, Việt Nam thành thủ phủ cà phê thế giới, một trong những mơ ước rất đáng trân trọng của chủ tịch

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.