Sau ly hôn, vợ cũ của chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên bất ngờ phát triển cơ nghiệp một cách không ngờ với số tài sản khủng.
Sau 7 năm kéo dài đằng đẵng, cuối cùng vụ
Sau ly hôn, vợ cũ của chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên bất ngờ phát triển cơ nghiệp một cách không ngờ với số tài sản khủng.
Sau 7 năm kéo dài đằng đẵng, cuối cùng vụ ly hôn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng đã chính thức khép lại vào tháng 4/2022 khi TAND Tối cao bác kiến nghị của VKS cùng cấp về việc hủy quyết định giám đốc thẩm, xét xử lại vụ ly hôn.
Sau 7 năm kéo dài đằng đẵng, cuối cùng vụ ly hôn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng đã chính thức khép lại vào tháng 4/2022 khi TAND Tối cao bác kiến nghị của VKS cùng cấp về việc hủy quyết định giám đốc thẩm, xét xử lại vụ ly hôn.
Trong quá trình tranh chấp khi thực hiện thủ tục phân chia tài sản, ông Vũ đã chia sẻ việc mình tự nguyện giao tài sản chung của hai vợ chồng tại Công ty Trung Nguyên International (TNI) ở Singapore cho bà Thảo.
Tuy nhiên bà Thảo lại khẳng định TNI chỉ có giá trị 100 tỷ đồng, “chỉ bằng cái móng tay so với tổng tài sản của Trung Nguyên” đồng thời cũng khẳng định đây là tài sản riêng do bà và các con tự thành lập.
Theo đó, TNI được bà Thảo thành lập từ năm 2008 tại Singapore với tầm nhìn và mục tiêu đưa thương hiệu cà phê Việt Nam với các khách hàng trên thế giới. Gạt qua những tranh cãi về sở hữu của TNI, có thể thấy chính danh tiếng và thành công của TNI là điểm tựa giúp bà Thảo thoát khỏi cái bóng của Trung Nguyên cũng như ông Vũ. Từ điểm tựa vững chắc này, bà Thảo đã xây dựng đế chế riêng cho mình với thương hiệu King Coffee.
Trong thời gian cuộc ly hôn với ông Vũ chưa có hồi kết thì bà Hoàng Lê Diệp Thảo đã gây dựng và phát triển được thương hiệu cà phê mới, ra mắt lần đầu trong chương trình âm nhạc Thúy Nga Paris By Night 120, sau đó được giới thiệu đến các thị trường như Seoul (Hàn Quốc), Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…
Đáng nói, hai thương hiệu King Coffee và Trung Nguyên Legend cạnh tranh vô cùng khốc liệt ở thị trường Trung Quốc. Tập đoàn LaoJiao của Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ với TNI vào cuối năm 2017 để phân phối thương hiệu cà phê của bà Thảo ở thị trường trong nước.
Trung Nguyên Legend cũng không chịu thua khi chỉ vài tháng sau đó đã ký thỏa thuận với Công ty Thương mại Qinzhou Thượng Hải để phân phối cà phê hòa tan G7 trên khắp miền đông Trung Quốc. Thậm chí để tăng sự cạnh tranh với bà Thảo, ông Vũ đã ra mắt thương hiệu cà phê cao cấp của riêng mình – Legend.
Ở trong nước, bà Thảo cũng có kể hoạch mở chuỗi cửa hàng King Coffee, với mục tiêu mở 1.000 cửa hàng theo 3 mô hình trên cả nước. Bà Thảo cũng sử dụng chiến lược nhượng quyền thương hiệu mà chồng cũ từng làm với Trung Nguyên.
Chưa dừng ở đó, TNI thực hiện đa dạng các mô hình nhượng quyền như Grab & Go – Shop, Grab & Go – Shop Kiosk, Grab & Go – Mobile, Wehome Café với một xe đẩy café. Công ty của bà Thảo còn phát triển hệ sinh thái 4.0 kinh doanh trên nền tảng online và mobile app cho phụ nữ khởi nghiệp.
Khó có thể tin rằng từ 1 tài sản chỉ bằng ‘móng tay’ so với cơ ngơi của ông Vũ bà Thảo đã trở thành đối thủ nặng ký, cạnh tranh khốc liệt với chồng cũ trên thương trường.
Đến năm 2020, bà Thảo còn thành lập công ty TNHH Happy Farmer, ấp ủ dự án dự án Happy Farmers – trở thành nhà cung ứng “1 cửa” đưa nông sản, thực phẩm Việt Nam cho các đối tác quốc tế.
Dự án này đã được công bố vào 8/2021, trong đó sử dụng công nghệ blockchain để truy xuất nguồn gốc. Với thế mạnh về công nghệ, TNI đã thành lập Công ty TNHH Công nghệ Thông tin TNI (TNI Tech) vào tháng 3/2022.
Chưa kể, bà Thảo cũng lấn sân sang lĩnh vực bất động sản. Theo đó, sau thỏa thuận ly hôn, bà Lê Hoàng Diệp Thảo được sở hữu 7 bất động sản tại Đà Nẵng và TP.HCM (quận 2, 3, 9, Bình Tân) với tổng giá trị hơn 375 tỷ đồng.
Mới đây bà Thảo còn trở thành tổng giám đốc, Người đại diện theo pháp luật Công ty TNHH Park City và CTCP Đầu tư Bất động sản Gardenia Center, không thua hề kém ông Vũ.
Theo Arttimes
King Coffee và câu chuyện của nữ tướng ngành cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo
Madame Lê Hoàng Diệp Thảo là nữ doanh nhân, nữ tướng ngành cà phê Việt Nam. Bà hiện là Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc công ty TNHH TNI King Coffee.
Năm 2015, bà đã tự thân thành lập TNI King Coffee để gìn giữ hình ảnh và công lao hơn 20 năm gầy dựng Trung Nguyên. Đây cũng là lúc đánh dấu lần khởi nghiệp cà phê thứ 2 của bà. Chưa đến 5 năm, dưới sự dẫn dắt của bà, thương hiệu King Coffee đã có bước tiến rất nhanh khi có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Với những đóng góp cho xã hội và ngành cà phê, năm 2020, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã được tạp chí Global Brands Magazine (UK) trao tặng giải thưởng “Most Admired CEO in Vietnam” (CEO được ngưỡng mộ nhất tại Việt Nam) trong lĩnh vực Food & Beverage.
Khi cái tên này xuất hiện trên thị trường đã khiến người ta khá bất ngờ. “Kinh” có nghĩa là vị vua nhưng người sáng tạo ra King Coffee – vua của các loại cà phê lại là một nữ tướng, đó chính là bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Tiền thân của TNI Corporation là Trung Nguyên International có trụ sở tại Singapore được Bà Lê Hoàng Diệp Thảo thành lập từ năm 2008. Cuối năm 2016, TNI Corporation đã ra mắt thành công thương hiệu cà phê cao cấp mang tên King Coffee tại Hoa Kỳ và nhanh chóng xuất khẩu sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Úc, Ấn Độ…
King Coffee được giới thiệu làm từ những hạt cà phê chất lượng cao nhất của các vùng đất lừng danh về cà phê của Việt Nam. Vị đắng, đậm đà của những hạt cà phê Robusta ngon nhất trên dải đất Tây Nguyên (như Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Cầu Đất (Lâm Đồng), vị chua và hương thơm thanh tao của cà phê Arabica, Excelsa và Catimor từ những vùng đất nổi tiếng khác về cà phê của Việt Nam, với công nghệ sản xuất hàng đầu thế giới và bí quyết phương Đông đã tạo nên hương vị tuyệt ngon duy nhất của King Coffee.
Trong giai đoạn từ năm 2013, bà Thảo tích cực tìm cách giới thiệu sản phẩm King Coffee ra nước ngoài (bắt đầu là nước Mỹ), trước khi tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường nội địa. Bà Thảo hiện đang điều hành 2 nhà máy. Một đặt ở tỉnh Bắc Giang, nơi sản xuất thương hiệu cà phê hòa tan G7. Nhà máy thứ hai của Bà Thảo chủ yếu sản xuất cho King Coffee.
Nhà máy TNI King Coffee cung cấp 9.000 tấn cà phê rang xay và 19.800 tấn cà phê hòa tan mỗi năm, giải quyết việc làm cho 200-500 lao động địa phương.
Những nỗ lực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã được đền đáp xứng đáng khi người dùng quốc tế phản hồi rất tốt với King Coffee. Tại Hàn Quốc, King Coffee đã được bán trên 300 website thương mại điện tử. Từ tháng 4.2017, người tiêu dùng Hàn Quốc còn có thể mua King Coffee ở 40 siêu thị của Kim’s Club và sắp tới triển khai toàn bộ các siêu thị khác ở Hàn Quốc.
Đối với thị trường Trung Quốc, TNI Corporation đã mở văn phòng tại Thâm Quyến từ năm 2015 và hiện sản phẩm xuất khẩu chính là King Coffee.
“Thị trường Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới mà bất kỳ thương hiệu nào cũng muốn chinh phục. Tôi gọi đây là thị trường vua”, bà Diệp Thảo nói.
Vào cuối tháng 3/2017, tại China Food & Drinks lần thứ 96, giới truyền thông Trung Quốc đã chú ý đến bà Diệp Thảo khi bà trả lời trang Sina Weibo về kế hoạch kiếm 1 tỷ đôla ở nước này. “Trung Quốc là King Market, chúng tôi mang King Coffee đến với King Market. Tôi tin với bản lĩnh và cách thức thực thi vượt trội, đội ngũ chúng tôi sẽ có chiến lược để chinh phục 1 tỷ đôla từ King Market này”, nữ doanh nhân từng tuyên bố.
Với tôi King Coffee – thương hiệu này hơn cả một đứa con tinh thần cũng là câu trả lời cho câu hỏi nhiều lần đặt ra cho bản thân mình: “Liệu người phụ nữ có thể thành công nếu không đứng sau một người đàn ông hay không?”.
Bà còn là Phó Chủ tịch Hiệp hội cacao cà phê Việt Nam, năm ngoái bà xây dựng dự án khởi nghiệp cho phụ nữ. Sau tất cả, bà luôn thể hiện khát khao làm cho cà phê Việt Nam phải vang danh năm châu bốn bể.
“Tôi nhận lời tham gia vào vị trí lãnh đạo của Hiệp hội cà phê Việt Nam để đóng góp và xây dựng làm cho ngành cà phê thành công hơn nữa, thực chất cũng là vì niềm đam mê với cà phê mà thôi”, bà Thảo chia sẻ.
Là một người đam mê với cà phê, bà luôn đau đáu một điều làm thế nào để cà phê Việt Nam có giá trị hơn, người trồng cà phê được ổn định hơn, hưởng lợi nhiều hơn. Đi khắp thế giới bà nhận thấy trong mỗi ly cà phê đều có hạt cà phê Việt Nam nhưng người dân trên khắp thế giới gần như không biết Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và cũng không biết chất lượng hạt cà phê Việt Nam lại ngon đến vậy.
Bà chia sẻ sự định thành lập Hiệp hội cà phê đặc sản Việt Nam để tăng giá trị xuất khẩu, giá trị thương hiệu để cả thế giới biết đến nhiều hơn cà phê Việt Nam, tin dùng nhiều hơn nữa cà phê Việt Nam.
Bà là nữ doanh nhân tài sắc trên thương trường, dù đã rất thành công, vẫn không ngừng bắt tay vào những dự án, vai trò mới. Hầu hết, đều liên quan tới ”thế giới cà phê” và cả phụ nữ…
Năm 2020, bà nhận được giải thưởng Doanh nhân truyền cảm hứng toàn cầu. Là một người phụ nữ thành công trên thương trường, bà Thảo hy vọng có nhiều phụ nữ hơn nữa xây dựng được giá trị của mình trong việc khởi nghiệp, bởi vì có như thế các chị em vừa được làm chủ chính mình vừa phát huy được trí tuệ của mình, tạo được giá trị và làm chủ cuộc đời. Bà cho rằng: “Người phụ nữ ổn thì thế giới sẽ ổn”.
Năm 2020 bà đã triển khai dự án Women Can Do với tham vọng giúp 100.000 phụ nữ khởi nghiệp. Đây là dự án được khởi xướng vào thời điểm đại dịch, có nhiều chị em phụ nữ cần có thu nhập mới, cơ hội mới, bà Thảo đã hỗ trợ tạo một mô hình kinh doanh giúp chị em làm kinh doanh an toàn.
Dựa trên thương hiệu cà phê của bà Thảo, dựa trên kiến thức, kỹ năng, tất cả mọi thứ bà đã trao truyền, hướng dẫn cho chị em.
Nữ doanh nhân đã xây một hệ sinh thái với 100.000 phụ nữ khởi nghiệp trên hệ thống bán lẻ dùng công nghệ 4.0, giúp người phụ nữ nỗ lực tiến đến phía trước với những cách thức kinh doanh mới. “Chúng ta đang có một thế hệ phụ nữ khởi nghiệp, đồng thời đó là hệ thống khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam”. Bà Thảo tự hào khẳng định.
Theo kế hoạch của nữ doanh nhân, đến hết năm 2025 thì số người tham gia dự án sẽ đạt con số 100.000 phụ nữ khởi nghiệp. Điều đáng mừng là dự án đã gây tiếng vang trên thế giới. Một số nước như Philippines, Malaysia, Indonesia, Myanmar… đã liên hệ với bà để hợp tác triển khai dự án trên đất nước họ.
Ngày 1/8/2021, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã công bố dự án Happy Farmers là cầu nối liên kết và hợp tác lâu dài với các nhà cung ứng tiềm năng, uy tín, có năng lực của Việt Nam, hướng tới mục tiêu đưa nông sản Việt Nam vươn ra thế giới.
Theo đó, Happy Farmers chiêu thị các nhà cung ứng tại vùng nguyên liệu thông qua các hình thức như hỗ trợ bao tiêu thu mua, kết nối các dự án về chứng nhận (RA, UTZ, 4C) cho vùng canh tác và sản phẩm nông sản phát triển bền vững, được thực thi qua việc xây dựng, tạo chuỗi liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ tại vùng nguyên liệu trọng điểm của từng ngành hàng.
Về ý nghĩa của dự án, bà Diệp Thảo cho biết Happy Farmers sẽ giúp nâng cao được giá trị và vị thế các sản phẩm nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới, trong đó có các ngành thế mạnh như cà phê Robusta, hạt điều, chè, hồ tiêu.
Tầm nhìn của dự án Happy Farmers là trở thành nhà cung ứng “1 cửa” (Biggest trading gate in Vietnam to the world) cho các đối tác quốc tế những mặt hàng thực phẩm tươi sống tốt nhất từ vùng đất và biển cả của Việt Nam.
“Chúng tôi đảm bảo sản lượng xuất khẩu với chất lượng tốt nhất cà phê hạt và ca cao, cùng với chè, thủy hải sản, các loại hạt, ngô, trái cây và nhiều sản vật nhiệt đới hảo hạng khác”. – bà Diệp Thảo chia sẻ.
Các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam hiện đã xuất khẩu đến hơn 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường đòi hỏi chất lượng cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản… Việt Nam đang đứng trong nhóm đầu ở Ðông – Nam Á và đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, trong đó ngành chế biến nông sản đứng trong 10 nước hàng đầu thế giới.
Sau dịch thế giới cần lương thực, nhu cầu tăng cao, vì vậy đây là cơ hội cho ngành hàng hóa nông sản, hải sản phát triển mạnh.
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Sau ly hôn, vợ cũ của chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên bất ngờ phát triển cơ nghiệp một cách không ngờ với số tài sản khủng.Sau 7 năm kéo dài đằng đẵng, cuối cùng vụ