Không vượt qua “cái tôi” của chính mình, con đường bạn đang đi ngày càng nhỏ hẹp, cuối cùng sẽ đi vào ngõ cụt mà chết!
Đã kém hoặc chưa giỏi thì đừng động cái là tự ái, cái gì cũng TÔI BIẾT RỒI…, biết chưa là cái đinh gì cả,
Không vượt qua “cái tôi” của chính mình, con đường bạn đang đi ngày càng nhỏ hẹp, cuối cùng sẽ đi vào ngõ cụt mà chết!
Đã kém hoặc chưa giỏi thì đừng động cái là tự ái, cái gì cũng TÔI BIẾT RỒI…, biết chưa là cái đinh gì cả, quan trọng là phải hành động và ra được kết quả.
Ở đời chết cũng vì cái tôi:
– Vì cái tôi mà không ai chịu nhận lỗi và chỉ dành phần thắng về mình.
– Vì cái tôi mà bạn không biết cái điều mà bạn lẽ ra có thể biết chỉ sau 1 câu hỏi..
– Vì cái tôi mà bạn luôn thích những kẻ nịnh bợ đến khi bạn khó khăn chẳng thằng nào thèm ngó tới bạn.
– Vì cái tôi mà bạn luôn cho rằng mình giỏi và không chịu học hỏi những người xung quanh bạn.
– Vì cái tôi bạn chứng tỏ bản thân mình ngầu như thế nào.
– Vì cái tôi mà chỉ vì 1 câu nói bạn sẵn sàng chấm dứt 1 mối quan hệ sau bao năm nỗ lực vun đắp.
– Vì cái tôi mà bạn bảo thủ không chịu lắng nghe người khác để rồi chẳng có ai ở bên bạn.
– Vì cái tôi mà sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ – cũng chỉ vì TÔI BIẾT RỒI.
Bạn có biết vì sao biển NHIỀU NƯỚC NHẤT không? bởi vì nó THẤP NHẤT. Những người luôn tôn trọng người khác, khiêm nhường để lắng nghe học hỏi, luôn khát kiến thức như sa mạc khát nước, luôn tôn sư trọng đạo, luôn trải thảm đỏ & trọng dụng người tài, luôn tin tưởng khuyến khích và động viên đào tạo nhân viên giỏi hơn cả mình.
Luôn lắng nghe mọi ý kiến đóng góp từ khách hàng đối tác và nhân viên để điều chỉnh thì họ luôn là những con người tạo nên nhiều điều vĩ đại và làm nên lịch sử hàng triệu người ngưỡng mộ.
Tôi không sợ dốt trước 1 người mà chỉ sợ dốt trước toàn thiên hạ (bạn sợ dốt trước một người bạn không hỏi thì cả thế giới biết bạn dốt nhưng nếu bạn hỏi thì bạn biết nhưng chỉ duy nhất người đó biết bạn dốt).
Để thành công, THÁI ĐỘ luôn là số 1.
Anh hùng hết thời, diều đứt dây
Sự thật là từ lúc chào đời con người đã tồn tại cái tôi. Từ điển định nghĩa về cái tôi (tiếng Anh là egoism/the selfness, tức ngã kiến) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.
Cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian. Không tránh được những tiếp xúc tốt, xấu, nên cái tôi cũng có lúc thể hiện sự tích cực như hãnh diện với giá trị, nhân phẩm bản thân và sự tiêu cực như những nhận định sai về giá trị, nhân phẩm của mình dẫn đến sự tự tôn quá mức hoặc tự ti…
Ở khía cạnh cộng đồng, doanh nghiệp, trên phương diện tích cực, nếu các công ty trong quá trình phát triển thương hiệu đã không ngừng phát triển những dịch vụ cộng thêm là điều rất đáng trân trọng. Hiện nay đã có nhiều dịch vụ giao hàng tận nhà, tư vấn mua hàng, hướng dẫn thanh toán, hết sức thiết thực thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với xã hội và những nỗ lực như vậy đều mang lại những kết quả đáng kể, tùy thuộc vào mức độ hành động của doanh nghiệp.
Suy nghĩ máy móc, dập khuôn, không chút cải tiến khiến tình hình nguy ngập.
Nhưng có một thực tế là không ít doanh nghiệp khi mới mở ra hoành tráng rầm rộ nhưng chỉ trong một thời gian ngắn lại tuột dốc không phanh, thậm chí thất bại hoàn toàn. Liên tục mấy năm trở lại đây, kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp không thể trụ nổi. Thống kê từ Văn phòng Chính phủ cho thấy, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2013 cả nước đã có hơn 8.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động.
Điều này có thể lý giải ở khía cạnh khi khởi nghiệp, thời thế tạo anh hùng, cách nghĩ và cách làm của doanh nghiệp phù hợp với thời cơ đó nên sự nghiệp phất nhanh như diều gặp gió. Nhưng nếu chủ doanh nghiệp bảo thủ, khư khư những thứ khuôn cũ, thậm chí khi truyền lại cho con cháu cũng rập khuôn như vậy, không chút cải tiến thì quả thực tình hình hết sức nguy hiểm.
Sự cố chấp, tự mãn với thành công cũng như cách nghĩ, cách làm của mình; luôn chìm đắm trong cảm giác thành công chính là lúc cái tôi hiện diện. Khi đó, cái tôi, cái bảo thủ của một cá nhân là chủ doanh nghiệp vô hình chung đã phình to thành cái tôi trong doanh nghiệp, bởi mỗi quyết định của vị này ảnh hưởng đến tương lai công ty, đến đời sống của nhiều người lao động. “Ở những doanh nghiệp lớn, đôi khi một quyết định sai lầm của ban lãnh đạo khiến nhiều người trong công ty phải ra đường”, tổng giám đốc một công ty truyền thông cho biết.
Để không đi vào ngõ cụt mà chết
Để vượt qua cái tôi cá nhân, Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm trong cuốn “Dùng thiền tâm thay thế phiền tâm”, nói rằng nhà lãnh đạo phải luôn luôn phủ định bản thân. “Con người của ngày hôm nay phủ định con người của ngày hôm qua. Quan niệm của ngày hôm nay xây dựng được thì đến ngày mai phải vượt qua nó, không ngừng kiểm điểm, xuất phát và bắt đầu lại”, hòa thượng cho biết.
Thực tế, hoàn cảnh chúng ta đang sống và làm việc luôn thay đổi và thay đổi chóng vánh. Ta không thể “dĩ bất biến ứng vạn biến”, tức dùng những quy định sẵn có để đối phó với sự phát triển, thay đổi thiên biến vạn hóa của sự việc, bởi ta rất dễ bị thời đại và hoàn cảnh sống đào thải.
Khi con người không vượt qua được chính mình, đấy là tính tự ngã,cái tôi cá nhân len vào phá bĩnh. Cái tôi này có từ lúc lọt lòng mẹ, tiếp tục được tích lũy theo năm tháng chúng ta sống, còn theo Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm có khi bao gồm những kinh nghiệm được tích lũy từ kiếp trước. Một khi được hình thành sẽ rất khó sửa đổi, mà nó trở thành thói quen thường trực trong mỗi cá nhân.
Đặc biệt là các quan niệm nhân sinh. Ta cần tôn trọng suy nghĩ, quan điểm của những người khác dù có thể họ phủ định hoàn toàn luận điểm của ta. Mỗi cá nhân đều có những kinh nghiệm, học vấn, quan điểm, cách suy nghĩ riêng. Họ là họ, suy nghĩ đó là của họ chứ không phải của ta. Huống hồ không biết chừng một thời gian sau ta thay đổi suy nghĩ, thậm chí nghĩ giống họ.
Đó chính là một trong những cách giúp nhà lãnh đạo vượt lên chính mình. Khi đó, quan niệm về giá trị, quy mô suy xét và lập trường, khả năng phán đoán của chủ doanh nghiệp sẽ vượt qua cái tôi của mình.
“Một khi vượt qua chính mình, con người mới nhìn thấy tự do. Nếu không, con đường bạn đang đi ngày càng nhỏ hẹp, cuối cùng sẽ đi vào ngõ cụt mà chết!”, Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm khẳng định.
Tổng hợp
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Không vượt qua “cái tôi” của chính mình, con đường bạn đang đi ngày càng nhỏ hẹp, cuối cùng sẽ đi vào ngõ cụt mà chết!Đã kém hoặc chưa giỏi thì đừng động cái là tự ái, cái gì cũng TÔI BIẾT RỒI…, biết chưa là cái đinh gì cả,
Trả lời